1900.0220 Tổng đài tư vấn

Danh mục

GIAO NHANH 2H
Miễn phí - An toàn
TƯ VẤN BÁN HÀNG
8:00 - 21:30 - 1900.0220
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ
Miễn phí - An toàn
HỖ TRỢ THANH TOÁN
Visa Master ATM
TRẢ GÓP 0%
Online - Tận nhà

Tiết lộ bí mật ẩn chứa đằng sau màn hình phá vỡ định luật vật lý của Galaxy Z Flip

Cập nhật ngày 08/11/2021 Hương Giang
Samsung không nói dối, màn hình của Galaxy Z Flip thật sự được làm bằng kính. Tuy nhiên, bí mật ẩn chứa đằng sau công nghệ này sẽ khiến bạn bất ngờ. 
 
Theo khẳng định từ Samsung, bảo vệ màn hình trong của siêu phẩm Galaxy Z Flip là "kính". Đây là một sự thay đổi lớn so với lớp nhựa dẻo trên màn hình của thế hệ smartphone màn hình gập thế hệ đầu tiên - Galaxy Fold. Tuy nhiên, nếu báo cáo từ hãng công nghệ từ Hàn Quốc là chính xác, điều này sẽ đi ngược lại với định luật vật lý, chất liệu "kính" nào có thể dễ dàng bẻ cong?
 

Màn hình "kính" trên Galaxy Z Flip

 
Nổ "phát súng" đầu tiên cho thị trường smartphone 2020, Samsung đã chính thức giới thiệu đến các tín đồ công nghệ trên toàn cầu siêu phẩm màn hình gập - Galaxy Z Flip. Đồng thời, hãng cũng mạnh mẽ tuyên bố "Hãng đã chiến thắng các định luật vật lý bằng cách bẻ cong được kính và nâng cấp công nghệ mà hình cho smartphone gập từ nhựa dẻo thành kính siêu mỏng". 
 
Công nghệ kính mới này được Samsung gọi với cái tên Ultra Thin Glass (UTG). Samsung đã làm được một điều cực kỳ đáng nể, họ tạo ra một loại kính siêu mỏng có thể gập được và bảo vệ màn hình hiển thị tránh khỏi những vết trầy xước. 
 
Tuy nhiên, Samsung vẫn gặp phải một vài sự cố nhỏ khi sản phẩm này chính thức đến tay người dùng. Đầu tiên, chiếc "bẫy bụi" được Samsung "hao tâm tổn sức" chế tạo ra không thể ngăn cản được hoàn toàn bụi mịn, vẫn có một lượng bụi đáng kể len lỏi vào bên trong màn hình. Kế tiếp, trên bề mặt của lớp kính mỏng vẫn có nhựa dẻo. Và đương nhiên, khả năng chống trầy xước của cả lớp nhựa bảo vệ lẫn lớp kính UTG đều không thực sự tốt. 

Tiết lộ bí mật ẩn chứa đằng sau màn hình của Samsung Galaxy Z Flip
Màn hình của Galaxy Z Flip thật sự được làm từ kính
 
Một anh chàng khá "xấu số" đã gặp phải tình trạng gãy gập màn hình kính ngay khi vừa "đập hộp". Nguyên nhân được giải thích có thể là do nhiệt độ quá thấp khiến lớp kính trở nên giòn và dễ gãy hơn bình thường. Tuy nhiên, rất may mắn là Samsung đã ngay lập tức gửi lại cho anh một chiếc máy mới 100% để thay thế. (Xem thêm: Twitter https://twitter.com/i/web/status/1228355380528451584)
 
Dù sao thì nỗ lực của Samsung cũng có ý nghĩa rất lớn và hãng đã không nói dối, Galaxy Z Flip thật sự có trang bị màn hình kính gập mở dễ dàng. Và thực sự, với chiếc điện thoại này, Samsung đã làm được điều mà trước đây rất nhiều người cho là không thể - đó là sử dụng kính như một loại vật liệu dẻo.
 
Rất nhiều người đặt ra nghi vấn rằng "màn hình kính của Samsung Z Flip không thực sự là kính". Vì trên thực tế, điều này cũng khá dễ hiểu, việc dùng kính làm màn hình gập cho một chiếc smartphone gần như bất khả thi. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu cẩn thận, bí mật ẩn chứa đằng sau công nghệ này lại khá đơn giản. 
 

"Bất cứ vật liệu nào cũng có thể uốn cong, miễn là nó đủ mỏng"

 
Nhiều người tin rằng, "kính" và "thủy tinh" là loại vật liệu có đặc tính yếu và giòn, rất dễ bị gãy vỡ nếu có ngoại lực tác động. Nhà hóa học Mathias Mydlak đến từ tập đoàn sản xuất kính Schott tại Đức cho biết: "Tất cả những vật liệu cứng mà chúng ta biết đều có thể uốn cong được, miễn là nó đủ mỏng. Chẳng hạn như bạn không thể bẻ cong một miếng gỗ 2x4, nhưng nếu bạn nạo lấy một lớp gỗ mỏng thì lớp gỗ đó hoàn toàn có thể uốn cong được. Kính cũng như vậy thôi."
 
Theo các chuyên gia vật lý, nếu có thể tạo ra một lớp kính với độ dày chưa tới 100 micron, lớp kính này có thể dễ dàng sử dụng cho các thiết bị có cơ chế gập mở. Đặc biệt, nếu muốn thu hẹp khoảng trống khi gập, bạn cần một lớp kính mỏng hơn thế rất nhiều. 
 
Nghe vô lý nhưng lại cực kỳ thuyết phục, công nghệ hiện đại hoàn toàn cho phép con người làm được điều này. Từ 4 năm trước, các nhà khoa học đã có thể tạo ra tấm kính mỏng với kích thước chỉ khoảng 70 micron. Và dựa theo thông báo của Samsung, lớp kính của Z Flip còn mỏng hơn thế rất nhiều, chỉ vào khoảng 30 micron. 
Tấm kính trên Galaxy Z Flip có kích thước siêu mỏng
Tấm kính trên Galaxy Z Flip có kích thước siêu mỏng
Tuy nhiên, kích thước siêu mỏng chỉ là một trong những yếu tố đóng góp vào việc lớp kính bảo vệ của Z Flip có thể bẻ cong. Một yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng, chính là sự "hoàn hảo". Với màn hình "mỏng manh" này, chỉ cần một hạt bụi, bong bóng khí hoặc một vết xước nhỏ còn sót lại trên bề mặt tấm kính, chúng sẽ bị phá hủy ngay lập tức khi chúng ta thực hiện thao tác bẻ cong nó. 
 
"Thường thì áp lực xuất hiện khi chúng ta bẻ cong kính sẽ tập trung tại những điểm không hoàn hảo như thế, và đó cũng là nơi sẽ xuất hiện những vết nứt khiến lớp kính mỏng của chúng ta bị vỡ."
 
Đây là lí do khiến Samsung phải thực hiện rất nhiều công đoạn xử lý bằng hóa chất lẫn nhiệt độ để có thể tạo ra một lớp kính mỏng hoàn hảo nhất cho Galaxy Z Flip. Nhưng các công đoạn xử lý này lại là nguyên nhân khiến lớp kính bị trầy xước. Chính vì thế, Samsung bắt buộc phải sử dụng thêm phương án phủ thêm lớp nhựa dẻo để bảo vệ màn hình kính. 
 
Nói theo cách khác, lớp nhựa dẻo được Samsung sử dụng như vật "hy sinh" để hứng chịu những vết trầy xước thay thế cho lớp kính. Nhờ có lớp nhựa dẻo này, Samsung đã hạn chế được nguy cơ đổi trả sản phẩm do lỗi màn hình. 
 
Bên cạnh Schott, Samsung còn một đối tác nữa trong việc sản xuất những chiếc màn hình của Galaxy Z Flip, đó là Dowoo Insys của Hàn Quốc. Và có vẻ như công nghệ của cả Dowoo lẫn Schott đều được Samsung ứng dụng cho chiếc điện thoại mới này.

Mời các bạn tham khảo các mẫu Điện thoại Samsung đang khuyến mãi tại Di Động Mới

 

Không được trầy xước và không có khả năng chống trầy xước, nguyên nhân thực sự Samsung sử dụng tấm kính siêu mỏng này là gì?

 
Nếu đã theo dõi bài viết đến đây, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc rằng, tấm kính siêu mỏng này không có khả năng chống trầy xước, đồng thời cũng không được để bị trầy xước, vậy lý do để Samsung bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu và sử dụng tấm kính này là gì? Chúng có thực sự khác biệt so với tấm nhựa dẻo của Galaxy Fold?
 
Để tôi giải thích cho bạn rõ hơn về điều này! Đầu tiên, chất lượng hình ảnh hiển thị trên một màn hình kính sẽ sắc nét và sống động hơn rất nhiều so với màn hình nhựa dẻo. Tiếp theo, trong điều kiện tiêu chuẩn, màn hình kính luôn có độ bền cao hơn so với màn hình nhựa dẻo. Cuối cùng, trải nghiệm lướt của người dùng trên màn hình kính chắc chắn sẽ "đã" hơn màn hình nhựa. 

Tiết lộ bí mật ẩn chứa đằng sau màn hình của Samsung Galaxy Z Flip
Lớp nhựa dẻo bảo vệ rất dễ bị trầy xước
 
Sự thật là con người chỉ đang ở giai đoạn đầu tiên của công nghệ màn hình kính gập. Với tốc độ phát triển này của Samsung, rất có thể, trong những thế hệ smartphone màn hình gập sắp tới, lớp nhựa dẻo bảo vệ cho màn hình kính sẽ không còn cần thiết. Theo báo cáo từ Samsung, những mẫu kính mới có thể bẻ cong được đều đã đến tay các nhà sản xuất, và chúng hoàn toàn có thể biến lời hứa về "bền, chống xước, cũng như đảm bảo chất lượng hiển thị" thành sự thật.

Tiết lộ bí mật ẩn chứa đằng sau màn hình của Samsung Galaxy Z Flip
Trong tương lai, lớp nhựa dẻo sẽ không còn cần thiết
 
Hiện tại, trở ngại lớn nhất của công nghệ sản xuất tấm kính siêu mỏng là chưa có phương án phù hợp để sản xuất hàng loạt với số lượng lớn đồng thời. Việc đóng gói, vận chuyển những tấm kính này để hạn chế hư hỏng cũng đang là vấn đề khiến các đơn vị sản xuất "đau đầu" không kém. 
 
Về phía Samsung, chúng ta có thể giải thích được lý do tại sao Samsung "cố sống cố chết" để theo đuổi công nghệ màn hình gập. Vì tại buổi họp báo mới nhất, Samsung đã tiết lộ tham vọng của hãng về việc trở thành đơn vị phân phối màn hình gập cho các hãng sản xuất điện thoại khác trên thị trường. 
 
Tại thời điểm công nghệ màn hình gập này chính thức hoàn thiện với độ hoàn hảo cao, ngành công nghiệp sản xuất smartphone sẽ bước sang một kỷ nguyên mới.

Video "mổ bụng" màn hình của Galaxy Z Flip: 

 



Xem thêm:

Được viết bởi

avatar
Hương Giang

Biên tập viên

Chào các bạn, mình là Giang - một người trẻ với đam mê công nghệ. Đối với mình, viết bài công nghệ không đơn giản chỉ là chia sẻ mà mang lại người đọc cảm nhận đa chiều về một sản phẩm sâu hơn.
Đánh giá Xiaomi Redmi Note 14 Pro+ 5G: Trải nghiệm cao cấp trong thiết bị tầm trung
Redmi Note 14 Pro+ nổi bật với thiết kế sang trọng, hiệu năng mạnh mẽ và hệ thống camera ấn tượng. Với pin 6200 mAh và sạc nhanh 90W, đây là lựa chọn lý tưởng trong phân khúc tầm trung.
Đánh giá Xiaomi Redmi Note 14 Pro 5G: Bước tiến mới hay nâng cấp nhẹ?
Xiaomi Redmi Note 14 Pro nổi bật với thiết kế mới mẻ, màn hình AMOLED cong 120Hz, camera chất lượng cao, và hiệu năng ổn định nhờ chip Dimensity 7300 Ultra cùng pin 5.500mAh. Dù còn hạn chế ở tốc độ sạc và thiếu ống kính tele, đây vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc tầm trung.
Hé lộ thiết kế Galaxy S25 Ultra với 4 màu sắc dẹp mắt
Bản render mới nhất của Galaxy S25 Ultra cho thấy thiết kế mềm mại, tròn trịa hơn với bốn màu Đen Titan, Xanh Titan, Xám Titan, và Bạc Titan. Máy sẽ được trang bị vi xử lý Snapdragon 8 Elite, cải tiến màn hình và hỗ trợ cập nhật phần mềm liền mạch của Android.
So sánh Samsung Galaxy Z Fold Special Edition và Z Fold 6: 5 khác biệt chính
Galaxy Z Fold Special Edition và Galaxy Z Fold 6 có thiết kế tương đồng nhưng khác biệt đáng kể về kích thước màn hình và cấu hình. Special Edition sở hữu màn hình lớn hơn, RAM 16GB và camera chính 200MP, trong khi Fold 6 hỗ trợ S Pen và có nhiều tùy chọn dung lượng lưu trữ.
So sánh Xiaomi 14T và 14T Pro: Đâu là lựa chọn tốt nhất?
Xiaomi 14T Pro nổi bật với hiệu năng mạnh mẽ hơn nhờ chip Dimensity 9300+, sạc nhanh 120W, và hỗ trợ sạc không dây, phù hợp với người dùng cần hiệu suất cao. Trong khi đó, Xiaomi 14T là lựa chọn tiết kiệm với cấu hình vẫn mạnh mẽ và đầy đủ tính năng cơ bản, đáp ứng tốt nhu cầu hàng ngày.