Trong thời đại công nghệ số, việc bảo mật thông tin cá nhân trên điện thoại thông minh ngày càng trở nên quan trọng. iPhone, với hệ điều hành iOS được đánh giá cao về tính bảo mật, cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn khiến iPhone bị theo dõi, xâm hại dữ liệu cá nhân.
Hiểu được điều này, bài viết này sẽ chia sẻ cách nhận biết điện thoại bị theo dõi trên iPhone hiệu quả, giúp bạn bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư an toàn.
Bài viết này sẽ chia sẻ cách nhận biết điện thoại bị theo dõi trên iPhone hiệu quả
Người khác theo dõi iPhone của bạn như thế nào?
Kiểm tra ứng dụng Find My Friend
Người khác có thể dễ dàng theo dõi bạn qua ứng dụng Find My Friend, nếu vô tình bạn cho đối phương mượn điện thoại iPhone của bản thân.
Dùng những phần mềm gián điệp theo dõi
Ngoài phương thức theo dõi thông thường, iPhone còn có thể bị theo dõi thông qua các phần mềm gián điệp hoặc ứng dụng theo dõi từ bên thứ ba trên App Store. Việc xác định ứng dụng nào đang theo dõi bạn là không dễ dàng vì chúng thường có cách thức hoạt động tương tự nhau. Các ứng dụng này có thể được sử dụng hợp pháp bởi cha mẹ để theo dõi con cái, hoặc trái phép bởi kẻ trộm để theo dõi vị trí iPhone hoặc đánh cắp dữ liệu.
iPhone còn có thể bị theo dõi thông qua các phần mềm gián điệp hoặc ứng dụng theo dõi từ bên thứ ba trên App Store
Dấu hiệu nhận biết khi iPhone bị theo dõi
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết khi điện thoại iPhone của bạn bị theo dõi:
Xuất hiện dấu chấm màu cam/xanh trên đầu màn hình
Dấu chấm màu cam/xanh trên iPhone (iOS 14 trở lên) báo hiệu ứng dụng đang sử dụng camera (xanh) hoặc micro (cam).
Lưu ý: Nếu chấm xuất hiện khi bạn không dùng ứng dụng nào, có thể có ứng dụng đang theo dõi bạn!
Ví dụ:
Chấm xanh: Ứng dụng đang chụp ảnh/quay video.
Chấm cam: Ứng dụng đang ghi âm.
Một số dấu hiệu khác thường
Ngoài những dấu hiệu thông thường như chấm màu cam/xanh lá trên thanh trạng thái, iPhone bị theo dõi còn có thể biểu hiện qua các hiện tượng khác như:
Xuất hiện nhiều trang rác, tin nhắn lạ, quảng cáo bất ngờ trên điện thoại hoặc trang web của bạn.
iPhone nhanh hết pin, nóng lên và hoạt động chậm chạp hơn bình thường.
Thiết bị phát ra âm thanh kỳ lạ không rõ nguồn gốc.
Dữ liệu di động, gói cước điện thoại hoặc tiền trả trước bị hao hụt nhanh hơn so với thông thường.
iPhone tự động tắt, bật nguồn hoặc cài đặt ứng dụng lạ mà bạn không hề thực hiện.
Xuất hiện nhiều trang rác, tin nhắn lạ, quảng cáo bất ngờ trên điện thoại hoặc trang web của bạn
Các rủi ro khi iPhone của bạn bị theo dõi
Việc iPhone bị theo dõi tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng như:
Bị lộ thông tin cá nhân: Kẻ theo dõi có thể nắm bắt vị trí di động, lịch sử duyệt web, tin nhắn, cuộc gọi, mật khẩu,... thậm chí điều khiển thiết bị của bạn từ xa.
Mất quyền riêng tư: Hoạt động hàng ngày của bạn bị theo dõi, giám sát, tiềm ẩn nguy cơ bị đánh cắp thông tin, tống tiền hoặc xâm hại.
Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Dữ liệu cá nhân bị thu thập có thể được sử dụng cho mục đích lừa đảo, mạo danh, chiếm đoạt tài sản hoặc thực hiện các hành vi phi pháp khác.
Cách kiểm tra iPhone có bị theo dõi không
Bước 1: Vào Cài đặt > chọn tài khoản > Vào iCloud > Kiểm tra Apple ID của bạn có phải là tài khoản đăng nhập của bạn nữa hay không.
Vào Cài đặt > chọn tài khoản > Vào iCloud
Kiểm tra Apple ID của bạn có phải là tài khoản đăng nhập của bạn nữa hay không
Bước 2: Tại tài khoản iCloud kéo xuống mục ứng dụng Find My iPhone, kiểm tra xem nếu thanh đang gạt xanh thì rất có thể điện thoại của bạn đang bị theo dõi.
Kiểm tra xem nếu thanh đang gạt xanh thì rất có thể điện thoại của bạn đang bị theo dõ
Cách xử lý tình trạng iPhone bị theo dõi
Dưới đây là một số cách xử lý giúp điện thoại iPhone của bạn không bị theo dõi nữa:
Tắt tính năng Chia sẻ vị trí
Cách thực hiện: Vào Cài đặt > Quyền riêng tư > Tại mục Dịch vụ định vị đang bật > Chọn Dịch vụ định vị > gạt thanh trượt để tắt tính năng chia sẻ vị trí trên điện thoại của bạn.
Chọn Dịch vụ định vị > gạt thanh trượt để tắt tính năng chia sẻ vị trí trên điện thoại của bạn.
Cập nhật hệ điều hành iOS phiên bản mới
Cách thực hiện: Mở ứng dụng Cài đặt > Cài đặt chung > Cập nhật phần mềm > Cài đặt bây giờ.
Mở ứng dụng Cài đặt > Cài đặt chung > Cập nhật phần mềm > Cài đặt bây giờ
Thay đổi thông tin đăng nhập iCloud
Để bảo vệ iPhone khỏi bị theo dõi qua iCloud, bạn có thể thay đổi tài khoản iCloud không chứa dữ liệu quan trọng hoặc đặt mật khẩu mới có độ bảo mật cao. Thay đổi mật khẩu thường xuyên với độ dài tối thiểu 8 ký tự bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt sẽ giúp tăng cường bảo mật cho tài khoản iCloud của bạn.
Dùng phần mềm ngăn chặn virus xâm nhập
iPhone bị theo dõi thường do các phần mềm độc hại. Hãy cài đặt ứng dụng chống virus uy tín để quét và loại bỏ chúng như Avira Mobile Security, McAfee Mobile Security, Phone Guardian…. Việc sử dụng ứng dụng chống virus sẽ giúp bạn bảo vệ iPhone khỏi các mối nguy hại tiềm ẩn và đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.
Cách thực hiện: Vào Cài đặt > Cài đặt chung > Chuyển hoặc đặt lại iPhone > Đặt lại > Đặt lại tất cả cài đặt để hoàn tất.
Vào Cài đặt > Cài đặt chung > Chuyển hoặc đặt lại iPhone
Đặt lại > Đặt lại tất cả cài đặt để hoàn tất
Bị theo dõi trên iPhone tiềm ẩn nhiều rủi ro cho dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của bạn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nhận biết và xử lý hiệu quả tình trạng này.
Hãy chia sẻ bài viết này với bạn bè và người thân để cùng nhau bảo vệ an toàn cho chiếc iPhone của bạn!
Mời các bạn tham khảo các dòng điện thoại iPhone đang kinh doanh tại Di Động Mới
Chào các bạn, mình là An. Mục tiêu của mình là biến những khái niệm phức tạp thành thông tin dễ hiểu. Và mình cũng thích đánh giá các sản phẩm dựa trên trải nghiệm thực tế để mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn.
Redmi Note 14 Pro+ nổi bật với thiết kế sang trọng, hiệu năng mạnh mẽ và hệ thống camera ấn tượng. Với pin 6200 mAh và sạc nhanh 90W, đây là lựa chọn lý tưởng trong phân khúc tầm trung.
Xiaomi Redmi Note 14 Pro nổi bật với thiết kế mới mẻ, màn hình AMOLED cong 120Hz, camera chất lượng cao, và hiệu năng ổn định nhờ chip Dimensity 7300 Ultra cùng pin 5.500mAh. Dù còn hạn chế ở tốc độ sạc và thiếu ống kính tele, đây vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc tầm trung.
Bản render mới nhất của Galaxy S25 Ultra cho thấy thiết kế mềm mại, tròn trịa hơn với bốn màu Đen Titan, Xanh Titan, Xám Titan, và Bạc Titan. Máy sẽ được trang bị vi xử lý Snapdragon 8 Elite, cải tiến màn hình và hỗ trợ cập nhật phần mềm liền mạch của Android.
Galaxy Z Fold Special Edition và Galaxy Z Fold 6 có thiết kế tương đồng nhưng khác biệt đáng kể về kích thước màn hình và cấu hình. Special Edition sở hữu màn hình lớn hơn, RAM 16GB và camera chính 200MP, trong khi Fold 6 hỗ trợ S Pen và có nhiều tùy chọn dung lượng lưu trữ.
Xiaomi 14T Pro nổi bật với hiệu năng mạnh mẽ hơn nhờ chip Dimensity 9300+, sạc nhanh 120W, và hỗ trợ sạc không dây, phù hợp với người dùng cần hiệu suất cao. Trong khi đó, Xiaomi 14T là lựa chọn tiết kiệm với cấu hình vẫn mạnh mẽ và đầy đủ tính năng cơ bản, đáp ứng tốt nhu cầu hàng ngày.