Chế độ Ảnh trong Ảnh (Picture in Picture hay PiP) đã được Apple đưa lên nền tảng iOS từ năm ngoái, tuy nhiên, nó chỉ hỗ trợ các thiết bị iPad. Năm nay, iOS 14 đã giúp tính năng này cũng khả dụng trên iPhone. Điều này cho phép người dùng có thể vừa xem video hoặc thực hiện cuộc gọi FaceTime trong khi vẫn làm những việc khác trên điện thoại.
Dưới đây là hướng dẫn mọi thứ bạn cần biết về cách sử dụng chế độ PiP trên iPhone.
Sử dụng Ảnh trong Ảnh với các ứng dụng
Ảnh trong Ảnh sẽ hoạt động với các ứng dụng phát nội dung video. Tuy nhiên, nhắc đến các ứng dụng của bên thứ ba, bạn cần phải chọn những ứng dụng đã được các nhà phát triển tối ưu trong việc hỗ trợ tính năng này. Các ứng dụng của Apple hoạt động với PiP bao gồm bất kỳ thứ gì cung cấp dữ liệu video, ví dụ như Apple TV hoặc video hỗ trợ HomeKit (ứng dụng Home).
Chúng tôi sẽ nhắc đến ứng dụng Apple TV. Apple không cho phép chụp ảnh màn hình phim và chương trình truyền hình nên nội dung thường có màu đen. Để sử dụng PiP, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng Ảnh trong Ảnh có sẵn ở trên cùng để kích hoạt chế độ này. Tiếp đó, hãy nhấn đúp vào video đang phát bằng hai ngón tay hoặc vuốt lên từ dưới cùng của màn hình iPhone để tiếp tục xem video khi đang thực hiện thao tác khác trên màn hình. Ở chế độ Ảnh trong Ảnh cho các ứng dụng phát nội dung truyền hình và phim, bạn có thể tạm dừng video, chạm để tua nhanh 15 giây hoặc lùi lại 15 giây.
Để thoát khỏi chế độ Ảnh trong Ảnh và quay lại chế độ video toàn màn hình, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng ở góc trên bên phải của cửa sổ Ảnh trong Ảnh hoặc nhấn đúp vào video bằng 2 ngón tay. Để đóng cửa sổ Ảnh trong Ảnh, chỉ cần nhấn vào dấu X ở góc bên trái.
Sử dụng Ảnh trong Ảnh với Youtube
Rất tiếc, Ảnh trong Ảnh là tính năng được Youtube hỗ trợ cho người dùng có trả phí (Premium) vài năm nay, nếu bạn đang dùng tài khoản miễn phí, Ảnh trong Ảnh trên Yotube sẽ bị vô hiệu hóa. May mắn thay, có một cách giải quyết cho vấn đề này.
Thay vì phát trực tiếp video trên ứng dụng Youtube, bạn chỉ cần sử dụng web Youtube trên ứng dụng Safari. PiP trên Safari hoạt động với hầu hết mọi video và nhà phát triển trang web mà không cần phải triển khai hỗ trợ.
Trên trang web đang phát video, chỉ cần nhấn vào biểu tượng Ảnh trong Ảnh hoặc nhấn đúp bằng hai ngón tay vào video. Ngoài ra, bạn cũng có thể vuốt lên từ dưới cùng của iPhone để kích hoạt tính năng Ảnh trong Ảnh.
Sẽ có một số ít video Youtube không hoạt động với tính năng PiP, chẳng hạn như video đã được nhúng vào một số trang web. Có nghĩa là trang web được nhúng video cũng cần phải được chỉnh sửa trước khi những video này có thể được sử dụng ở chế độ Ảnh trong Ảnh.
Lưu ý rằng để sử dụng chế độ Ảnh trong Ảnh với Safari, nếu bạn muốn tiếp tục duyệt một trang web khác trong khi video phát, bạn cần mở một tab Safari mới.
Sử dụng Ảnh trong Ảnh với FaceTime
Ảnh trong Ảnh hoạt động với FaceTime trong iOS 14 và đó có lẽ là cách hữu ích nhất để tận dụng nó. Trong iOS 13 trở về trước, nếu cần làm điều gì đó trên điện thoại, bạn phải vuốt ra khỏi cửa sổ FaceTime. Khi đó, cửa sổ FaceTime sẽ tạm dừng video trò chuyện của bạn.
Trong iOS 14, nếu bạn vuốt ra khỏi cuộc gọi FaceTime, nó sẽ tự động thu nhỏ thành cửa sổ Ảnh trong Ảnh và tiếp tục hiển thị ngay cả khi bạn truy cập các ứng dụng khác. Điều này cho phép bạn vẫn có thể tiếp tục cuộc trò chuyện của mình ngay cả khi đang làm gì đó trên màn hình chính.
Bạn có thể nhấn đúp vào cửa sổ FaceTime để thay đổi kích thước của nó từ lớn sang vừa hoặc nhỏ, di chuyển nó đến một vị trí khác trên màn hình. Và nếu chỉ nhấn một lần, cửa sổ FaceTime ở chế độ Ảnh trong Ảnh sẽ quay trở lại kích thước đầy đủ như bình thường.
Cách thay đổi kích thước và vị trí của cửa sổ Ảnh trong Ảnh
Bạn có thể nhấn đúp vào cửa sổ Ảnh trong Ảnh hoặc sử dụng cử chỉ chụm mở hai đầu ngón tay để thay đổi kích thước cửa sổ Ảnh trong Ảnh. Có ba kích cỡ để lựa chọn: Nhỏ, vừa và lớn.
Cửa sổ nhỏ có kích thước bằng hai biểu tượng icon ứng dụng, cửa sổ trung bình rộng bằng khoảng ba biểu tượng icon ứng dụng và cao bằng một phần rưỡi, trong khi cửa sổ lớn nhất có kích thước bằng tám biểu tượng icon ứng dụng. Tất cả các cửa sổ được hiển thị theo hướng ngang trên Màn hình chính của iPhone, ngoại trừ FaceTime, được hiển thị ở chế độ dọc.
Cửa sổ Ảnh trong Ảnh có thể được sử dụng với hầu hết mọi ứng dụng hoặc khi đang ở trên Màn hình chính. Các cửa sổ Ảnh trong Ảnh có kích thước vừa và nhỏ có thể được di chuyển đến bất kỳ góc nào trên màn hình của iPhone, trong khi cửa sổ lớn có thể được đặt ở trên cùng hoặc dưới cùng của màn hình.
Trong trường hợp muốn nghe âm thanh nhưng không cần nhìn những hình ảnh trên video, bạn có thể kéo cửa sổ Ảnh trong Ảnh (bất kỳ kích thước nào) sang cạnh bên của iPhone bằng các cử chỉ kéo và thả đơn giản. Thậm chí, bạn còn có thể di chuyển nó ra khỏi màn hình. Ngay cả khi cửa sổ Ảnh trong Ảnh đã ra khỏi màn hình chính, bạn vẫn tiếp tục nghe được âm thanh từ video hoặc cuộc gọi FaceTime.
Mời các bạn tham khảo các mẫu Điện thoại iPhone đang khuyến mãi tại Di Động Mới
Chào các bạn, mình là Giang - một người trẻ với đam mê công nghệ. Đối với mình, viết bài công nghệ không đơn giản chỉ là chia sẻ mà mang lại người đọc cảm nhận đa chiều về một sản phẩm sâu hơn.
Tìm hiểu cách sử dụng Now Brief trên Galaxy S25: Trợ lý thông minh giúp quản lý thông tin, tiết kiệm thời gian. Kích hoạt, tùy chỉnh Now Brief, tối ưu trải nghiệm và khám phá các tính năng hữu ích.
Tìm kiếm phụ kiện Galaxy S25 Series? Ốp lưng, kính cường lực, tai nghe, sạc pin, bút S Pen,... Mọi thứ bạn cần đều có tại đây. So sánh, đánh giá và địa chỉ mua uy tín.