0931.391.333 Tổng đài tư vấn

Danh mục

GIAO NHANH 2H
Miễn phí - An toàn
TƯ VẤN BÁN HÀNG
8:00 - 21:30 - 0931.391.333
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ
Miễn phí - An toàn
HỖ TRỢ THANH TOÁN
Visa Master ATM
TRẢ GÓP 0%
Online - Tận nhà

Cách vệ sinh cổng sạc iPhone đúng cách, an toàn tại nhà

Cập nhật ngày 17/05/2025 Bảo An

Bạn đang khó chịu vì chiếc iPhone thân yêu bỗng dưng dở chứng, cắm sạc mãi không vào, sạc pin chậm rì, kết nối với máy tính chập chờn lúc được lúc không. Đừng quá lo lắng, đây là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người dùng iPhone gặp phải sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân có thể là do cổng sạc Lightning bị bám bẩn bởi bụi mịn, xơ vải từ túi quần, túi xách. Bài viết này của Di Động Mới sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước vệ sinh cổng Lightning iPhone an toàn, hiệu quả ngay tại nhà chỉ với những dụng cụ quen thuộc. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Tại sao cổng sạc iPhone lại dễ bị bẩn và khi nào cần vệ sinh?

1.1. Nguyên nhân chính gây bẩn cổng Lightning:

Cổng Lightning trên iPhone thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nên rất dễ tích tụ các loại bụi bẩn sau:

  • Bụi mịn: Có mặt khắp nơi trong không khí.
  • Xơ vải: Kẻ thù số một, thường xuyên lọt vào từ túi quần (đặc biệt là quần jeans), túi áo, túi xách.
  • Vụn cát nhỏ: Nếu bạn thường mang điện thoại ra bãi biển, công trường hoặc những nơi nhiều cát bụi.
  • Mồ hôi, độ ẩm: Ít phổ biến hơn nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên có thể gây ăn mòn nhẹ các chân tiếp xúc bên trong.

1.2. Dấu hiệu nhận biết cổng sạc iPhone cần vệ sinh gấp:

  • iPhone sạc không vào pin: Bạn cắm sạc nhưng máy không hề có biểu tượng đang sạc hoặc tệ hơn là hiện thông báo lỗi Phụ kiện này có thể không được hỗ trợ (This accessory may not be supported). Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bụi bẩn đang cản trở sự tiếp xúc giữa cáp sạc và các chân kim loại trong cổng Lightning.
  • Tốc độ sạc pin chậm hơn hẳn bình thường: Dù bạn vẫn đang dùng củ cáp chính hãng hoặc loại chất lượng nhưng thời gian sạc đầy pin lại kéo dài bất thường. Đây là một dấu hiệu cực kỳ phổ biến khi cổng sạc bị bẩn.
  • Kết nối chập chờn với máy tính: Khi bạn cắm cáp Lightning vào máy tính để đồng bộ dữ liệu qua iTunes/Finder hoặc sao chép ảnh, kết nối thường xuyên bị ngắt quãng, lúc nhận lúc không.
  • Phải lay cáp sạc mới nhận: Bạn phải cắm cáp vào rồi rút ra nhiều lần hoặc phải dùng tay giữ chặt, ấn nhẹ hay lay nhẹ đầu cáp thì máy mới bắt đầu nhận sạc.
  • Nhìn thấy rõ bụi bẩn: Dùng đèn pin soi thẳng vào bên trong cổng Lightning. Nếu bạn thấy rõ các cụm bụi bẩn, xơ vải hoặc vật thể lạ mắc kẹt bên trong, thì đã đến lúc cần vệ sinh.

Nếu bạn thấy rõ các cụm bụi bẩn,... trong cổng sạc thì đã đến lúc cần vệ sinh
Nếu bạn thấy rõ các cụm bụi bẩn,... trong cổng sạc thì đã đến lúc cần vệ sinh

2. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh cổng sạc iPhone

  • Đèn pin: Bất kỳ loại nào đủ sáng để bạn nhìn rõ bên trong cổng sạc.
  • Tăm gỗ/nhựa: Chọn loại cứng cáp, đầu không quá nhọn hoặc quá tù, không dễ gãy vụn để lại mảnh nhỏ bên trong.
  • Que nhựa chuyên dụng: Nếu có điều kiện, đây là lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn tăm thông thường.
  • Bình xịt khí nén (loại dành cho đồ điện tử): Nên chọn loại có vòi nhỏ để định hướng luồng khí tốt hơn. Đây là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để loại bỏ bụi khô, xơ vải lỏng lẻo.
  • Bàn chải lông mềm: Chọn loại nhỏ, sạch, khô hoàn toàn. Nếu có bàn chải chống tĩnh điện (ESD safe brush - loại bàn chải giảm thiểu nguy cơ phóng tĩnh điện gây hại linh kiện) thì càng tốt.
  • Cồn Isopropyl (IPA) 70 - 90%: Phải là cồn Isopropyl, không phải cồn y tế 90 độ (Ethanol) hay các loại cồn rửa tay thông thường. IPA bay hơi nhanh hơn, ít tạp chất hơn, an toàn hơn cho các vi mạch điện tử. Tuyệt đối không dùng cồn 90 độ y tế, xăng, dầu hỏa, acetone, RP7, WD-40,...

Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh cổng sạc iPhone
Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh cổng sạc iPhone

3. Hướng dẫn vệ sinh cổng sạc iPhone phổ biến & an toàn

Lưu ý chung: Hãy luôn nhớ thực hiện mọi thao tác một cách nhẹ nhàng, từ tốn, không bao giờ dùng lực quá mạnh hay cố gắng cậy bẩy. Sự cẩn thận là chìa khóa để vệ sinh hiệu quả mà không gây hại cho cổng sạc.

3.1. Dùng bình xịt khí nén để vệ sinh cổng sạc

Đây là phương pháp được Di Động Mới khuyên dùng đầu tiên vì tính an toàn cao và hiệu quả tốt với bụi khô, xơ vải còn lỏng lẻo:

  • Bước 1: Đảm bảo iPhone đã tắt nguồn.
  • Bước 2: Cầm bình khí nén thẳng đứng (đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên thân bình). Gắn vòi nhỏ kèm theo (nếu có) để tập trung luồng khí.
  • Bước 3: Để đầu vòi cách cổng sạc vài centimet, hướng hơi nghiêng một góc (không xịt thẳng trực diện vào đáy cổng sạc).
  • Bước 4: Nhấn xịt vài lần bằng các luồng khí ngắn, dứt khoát. Tránh xịt một luồng dài liên tục vì có thể tạo ra hơi ẩm ngưng tụ do khí lạnh.
  • Bước 5: Dùng đèn pin kiểm tra lại bên trong cổng sạc. Lặp lại thao tác nếu cần thiết.

Để đầu vòi cách cổng sạc vài centimet, hướng hơi nghiêng một góc
Để đầu vòi cách cổng sạc vài cm, hướng hơi nghiêng một góc 

3.2. Dùng tăm gỗ/nhựa để vệ sinh cổng sạc

Phương pháp này cần sự khéo léo và cẩn thận tối đa. Chỉ thực hiện khi khí nén không hiệu quả và bạn nhìn thấy rõ dị vật bên trong.

  • Bước 1: Đảm bảo iPhone đã tắt nguồn.
  • Bước 2: Dùng đèn pin soi thật kỹ vào bên trong cổng sạc để xác định chính xác vị trí, kích thước và loại dị vật.
  • Bước 3: Chọn tăm gỗ hoặc tăm nhựa có đầu phù hợp (không quá nhọn để tránh làm xước, không quá tù để khó gắp, không dễ gãy). Hoặc sử dụng đầu tù của que chọc SIM.
  • Bước 4: Đưa đầu tăm vào cổng sạc một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Từ từ gẩy nhẹ dị vật theo hướng từ trong ra ngoài cửa cổng.
  • Bước 4: Sau khi khều, bạn có thể thổi nhẹ bằng miệng (nhưng nên che miệng để tránh hơi ẩm) hoặc tốt hơn là dùng bình khí nén thổi lại một lần nữa để loại bỏ các vụn nhỏ còn sót lại.

Đưa đầu tăm vào cổng sạc một cách nhẹ và từ từ gẩy nhẹ dị vật theo hướng từ trong ra ngoài
Đưa đầu tăm vào cổng sạc một cách nhẹ và từ từ gẩy nhẹ dị vật theo hướng từ trong ra ngoài

3.3. Dùng bàn chải lông mềm khô làm sạch bụi mịn

Đây là cách an toàn hơn so với dùng tăm, phù hợp để làm sạch bụi mịn bám trên bề mặt hoặc các góc kẹt:

  • Bước 1: Đảm bảo iPhone đã tắt nguồn.
  • Bước 2: Chọn một chiếc bàn chải có lông thật mềm, sạch và khô hoàn toàn. Ưu tiên sử dụng bàn chải chống tĩnh điện (ESD safe brush) nếu có để giảm thiểu rủi ro tĩnh điện.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng đưa đầu bàn chải vào bên trong cổng sạc.
  • Bước 4: Quét nhẹ nhàng theo một chiều (ví dụ từ trong ra ngoài) hoặc xoay nhẹ bàn chải để làm bong các hạt bụi bám trên bề mặt thành cổng.
  • Bước 5: Nghiêng iPhone xuống để bụi rơi ra. Có thể kết hợp dùng bình khí nén thổi nhẹ sau khi quét để tăng hiệu quả.

Quét nhẹ nhàng theo một chiều để làm bong các hạt bụi bám trên bề mặt 
Quét nhẹ nhàng theo một chiều để làm bong các hạt bụi bám trên bề mặt 

3.4. Dùng tăm bông & cồn Isopropyl (IPA) 70 - 90%

Đây là phương pháp cuối cùng bạn nên thử tại nhà và chỉ áp dụng khi các cách trên hoàn toàn không hiệu quả, đồng thời bạn nghi ngờ có vết bẩn cứng đầu, dầu mỡ nhẹ hoặc dấu hiệu oxy hóa (ngả màu) trên các chân tiếp xúc kim loại. 

  • Bước 1: Đảm bảo 100% iPhone đã tắt nguồn.
  • Bước 2: Chỉ sử dụng cồn ISOPROPYL (IPA) nồng độ 70 - 90%. Tuyệt đối không dùng cồn y tế (Ethanol), cồn rửa tay, xăng, dầu, acetone, hay bất kỳ hóa chất nào khác.
  • Bước 3: Lấy một chiếc tăm bông loại đầu nhỏ, quấn chặt, không xơ.
  • Bước 4: Thấm một lượng nhỏ IPA vào đầu tăm bông. Chỉ cần làm ẩm nhẹ đầu bông, tuyệt đối không được để sũng nước, không để cồn nhỏ giọt. Bạn có thể thấm cồn ra nắp chai rồi chấm nhẹ đầu tăm bông vào đó.
  • Bước 5: Lau nhẹ nhàng trực tiếp lên bề mặt dãy chân tiếp xúc kim loại màu vàng ở đáy cổng sạc. Nên lau theo một chiều, KHÔNG để cồn chảy hoặc thấm sâu vào các khe kẽ khác bên trong cổng sạc hoặc vào bên trong máy. Nếu lỡ thấm hơi nhiều, hãy dùng đầu tăm bông khô sạch khác để thấm bớt ngay lập tức.
  • Bước 6: Sau khi lau xong, hãy để cổng sạc khô tự nhiên trong không khí ở nơi khô ráo, thoáng mát. Chờ ít nhất 30 phút đến 1 giờ trước khi bật nguồn hoặc cắm sạc lại. Không cắm sạc khi cổng Lightning còn ẩm.

Dùng tăm bông & cồn Isopropyl (IPA) 70 - 90%
Dùng tăm bông & cồn Isopropyl (IPA) 70 - 90% vệ sinh cổng sạc

4. Những sai lầm nên tránh khi vệ sinh cổng sạc

  • Dùng vật kim loại sắc nhọn (kim băng, kẹp giấy, đầu nhíp, đầu bút bi kim loại,...): Chúng cực kỳ dễ làm trầy xước, cong vênh hoặc tệ nhất là làm gãy các chân tiếp xúc (pins) mỏng manh bên trong. Hậu quả có thể là hư hỏng vĩnh viễn cổng sạc, gây chập mạch.
  • Thổi hơi bằng miệng vào cổng sạc: Hơi thở của chúng ta chứa rất nhiều hơi ẩm, có thể ngưng tụ bên trong cổng sạc, lâu ngày gây ăn mòn, oxy hóa các chân kim loại, làm tình trạng sạc chập chờn trở nên tệ hơn.
  • Dùng các loại hóa chất lạ, chất tẩy rửa mạnh: Tuyệt đối không dùng xăng, dầu hỏa, acetone, cồn y tế 90 độ (Ethanol), nước rửa chén, RP7, WD-40 hoặc bất kỳ chất tẩy rửa mạnh nào khác. Các chất này có thể hòa tan nhựa, làm hỏng gioăng cao su (nếu có) bảo vệ bên trong, ăn mòn các linh kiện điện tử nhạy cảm. Chỉ nên dùng cồn Isopropyl (IPA) đúng cách nếu thực sự cần thiết và biết rõ cách làm.
  • Xịt hoặc đổ chất lỏng trực tiếp vào cổng sạc: Kể cả là cồn IPA, việc xịt/đổ thẳng vào sẽ khiến chất lỏng len lỏi vào sâu bên trong máy, qua các khe hở mà bạn không kiểm soát được. Chất lỏng khó khô hoàn toàn và nguy cơ gây chập cháy rất cao. Luôn thấm vào tăm bông (lượng cực nhỏ) nếu dùng cách 4.
  • Thao tác quá mạnh tay, cậy bẩy, chọc ngoáy: Cổng sạc và các chân tiếp xúc bên trong rất nhạy cảm. Dùng lực quá mạnh chắc chắn sẽ gây hư hỏng vật lý.
  • Bật nguồn hoặc cắm sạc khi cổng còn ẩm: Dù chỉ còn một chút hơi ẩm vẫn có thể gây chập điện tức thời, làm hỏng cổng sạc, IC sạc hoặc nặng hơn là hỏng mainboard. Luôn đảm bảo cổng sạc khô hoàn toàn trước khi sử dụng.

Không dùng vật kim loại sắc nhọn (kim băng, kẹp giấy, đầu nhíp, đầu bút bi kim loại,...)
Dùng vật kim loại sắc nhọn (kim băng, kẹp giấy, đầu nhíp, đầu bút bi kim loại,...)

5. Mẹo giữ cổng sạc iPhone luôn sạch sẽ, bền bỉ

  • Thay đổi thói quen sử dụng:
    • Hạn chế để iPhone trong túi quần jean bó sát hoặc túi áo/túi xách có nhiều xơ vải. Nếu phải để, cố gắng úp mặt màn hình vào trong hoặc để phần cổng sạc hướng lên trên.
    • Tránh đặt điện thoại trực tiếp lên các bề mặt nhiều bụi bẩn, cát (ví dụ: Bàn làm việc bừa bộn, bãi biển, công trường, xưởng gỗ,...).
    • Khi cắm và rút cáp sạc, hãy cầm vào phần đầu nhựa cứng, cắm/rút thẳng theo phương vuông góc với cổng sạc, tránh bẻ gập, lắc lư đầu cáp khi đang cắm.
  • Sử dụng phụ kiện chất lượng: Sử dụng cáp sạc Lightning chính hãng Apple hoặc các thương hiệu uy tín có chứng nhận MFi (Made for iPhone/iPad). Cáp chất lượng tốt có đầu cắm được gia công chính xác theo tiêu chuẩn của Apple, giúp kết nối ổn định, ít gây mài mòn cổng sạc theo thời gian.
  • Biện pháp bảo vệ vật lý (tùy chọn): Sử dụng các loại ốp lưng có thiết kế nắp che bụi cho cổng sạc hoặc nút bịt cổng sạc chống bụi (thường làm bằng silicon hoặc nhựa mềm).
  • Vệ sinh định kỳ nhẹ nhàng:Bạn có thể thực hiện việc thổi bụi nhẹ nhàng bằng bình khí nén cho cổng sạc khoảng 1 - 3 tháng một lần (tùy thuộc vào môi trường sử dụng của bạn) như một bước bảo dưỡng phòng ngừa.

Sử dụng cáp sạc Lightning chính hãng Apple hoặc các thương hiệu uy tín có chứng nhận MFi
Sử dụng cáp sạc Lightning chính hãng Apple hoặc các thương hiệu uy tín có chứng nhận MFi

6. Đã vệ sinh kỹ mà iPhone vẫn sạc chập chờn hoặc không nhận sạc?

Hãy mang máy đến các trung tâm sửa chữa uy tín nếu bạn gặp phải một trong các trường hợp sau:

  • Bạn đã áp dụng các phương pháp vệ sinh an toàn nhưng tình trạng sạc chậm, kết nối chập chờn, không nhận sạc vẫn không hề được cải thiện.
  • Bạn nghi ngờ vấn đề không chỉ do bụi bẩn mà còn có thể do các nguyên nhân khác như:
    • Cáp sạc hoặc củ sạc bị hỏng: Hãy thử sử dụng một bộ sạc (cả cáp và củ) khác mà bạn chắc chắn đang hoạt động tốt trên một máy iPhone khác.
    • Pin iPhone đã bị chai pin hoặc lỗi: Pin quá cũ hoặc bị lỗi cũng có thể gây ra các vấn đề về sạc.
    • Lỗi phần mềm iOS: Đôi khi, lỗi phần mềm tạm thời có thể ảnh hưởng đến quá trình sạc. Hãy thử khởi động lại máy (Restart).
    • Cổng sạc đã bị hỏng vật lý: Đây là khả năng cao nếu các cách vệ sinh không hiệu quả.
  • Bạn dùng đèn pin soi vào và quan sát thấy các chân tiếp xúc kim loại bên trong cổng sạc bị cong, vênh, gãy, đổi màu sậm (dấu hiệu oxy hóa nặng) hoặc có các dấu hiệu hư hỏng vật lý rõ ràng khác.
  • Bạn không cảm thấy tự tin vào khả năng tự thực hiện các bước vệ sinh một cách an toàn, sợ rằng mình có thể làm hỏng máy nặng hơn.

Đôi khi, lỗi phần mềm tạm thời có thể ảnh hưởng đến quá trình sạc, hãy thử khởi động lại máy
Đôi khi, lỗi phần mềm tạm thời có thể ảnh hưởng đến quá trình sạc, hãy thử khởi động lại máy

7. Một số câu hỏi liên quan

7.1. Tự vệ sinh cổng sạc iPhone có làm mất bảo hành không?

Nếu bạn chỉ sử dụng các phương pháp như bình khí nén, tăm gỗ/nhựa/bàn chải mềm và không gây ra bất kỳ hư hỏng vật lý nào cho cổng sạc thì thường sẽ không ảnh hưởng đến bảo hành của máy. Tuy nhiên, nếu bạn dùng vật kim loại, dùng hóa chất không phù hợp, thao tác mạnh tay gây gãy chân sạc, dùng cồn sai cách gây chập mạch,... dẫn đến việc cổng sạc hoặc các bộ phận khác bị lỗi thì hãng sản xuất hoặc nơi bán có quyền từ chối bảo hành cho lỗi phát sinh đó.

7.2. Bao lâu nên vệ sinh cổng sạc iPhone một lần?

Tần suất vệ sinh phụ thuộc nhiều vào môi trường bạn sử dụng điện thoại. Nếu bạn thường xuyên làm việc hoặc sinh hoạt ở những nơi nhiều bụi bẩn, xơ vải bạn nên kiểm tra và thổi bụi nhẹ bằng bình khí nén khoảng 1 - 3 tháng/lần. Nếu môi trường sử dụng sạch sẽ hơn, bạn có thể vệ sinh định kỳ 4 - 6 tháng/lần hoặc chỉ khi nào bắt đầu thấy các dấu hiệu sạc bất thường như đã nêu ở trên.

7.3. Dùng cồn 90 độ (Ethanol) thay cho cồn Isopropyl (IPA) được không?

Không. Cồn y tế 90 độ (Ethanol) thường chứa nhiều nước và tạp chất hơn cồn Isopropyl (IPA) tinh khiết. Nó cũng lâu khô hơn đáng kể, làm tăng nguy cơ ăn mòn kim loại hoặc gây chập mạch nếu bạn không đợi đủ lâu. IPA (loại 70 - 90%) được sản xuất chuyên dụng để vệ sinh các linh kiện điện tử nhạy cảm vì đặc tính bay hơi nhanh và ít tạp chất. 

7.3. Có cần vệ sinh loa và mic của iPhone không?

Có. Tương tự cổng sạc, loa ngoài, loa thoại và micrô trên iPhone cũng là những nơi rất dễ bị bụi bẩn, xơ vải bám vào, làm giảm chất lượng âm thanh (nghe bị rè, tiếng nhỏ bất thường, thu âm không rõ tiếng hoặc bị ù). Bạn hoàn toàn có thể vệ sinh chúng bằng cách dùng bàn chải lông mềm khô quét nhẹ nhàng lên bề mặt lưới loa/mic hoặc dùng bình khí nén (xịt từ khoảng cách xa hơn một chút so với cổng sạc, xịt các luồng khí ngắn) để thổi bụi ra ngoài.

Xem thêm:

Việc vệ sinh cổng sạc iPhone định kỳ hoặc khi gặp vấn đề là một thao tác bảo dưỡng điện thoại tuy đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp chiếc iPhone của bạn sạc pin ổn định, kết nối dữ liệu tốt hơn mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Hãy luôn ghi nhớ những nguyên tắc vàng khi tự thực hiện tại nhà: Ưu tiên các phương pháp an toàn như dùng bình khí nén, tăm gỗ/nhựa/bàn chải mềm, luôn tắt nguồn hoàn toàn trước khi thao tác; và tuyệt đối tránh xa các vật kim loại sắc nhọn cũng như các loại hóa chất không phù hợp. 

Được viết bởi

Chào các bạn, mình là An. Mục tiêu của mình là biến những khái niệm phức tạp thành thông tin dễ hiểu. Và mình cũng thích đánh giá các sản phẩm dựa trên trải nghiệm thực tế để mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn.
Làm sao biết iPhone sạc khi tắt nguồn? Cách nhận biết & sửa lỗi
Hướng dẫn cách nhận biết iPhone đang sạc khi tắt nguồn, nguyên nhân lỗi và cách khắc phục hiệu quả để bảo vệ pin và thiết bị. Xem ngay!
So sánh Galaxy S25 Edge và iPhone 16 Pro Max chi tiết
Chọn Galaxy S25 Edge hay iPhone 16 Pro Max? So sánh chi tiết thiết kế siêu mỏng, màn hình, chip, camera, pin. Tìm hiểu siêu phẩm nào phù hợp bạn nhất!
So sánh Galaxy S25 Edge và S25 Ultra: Nên chọn máy nào?
So sánh Galaxy S25 Edge và S25 Ultra: thiết kế, camera, hiệu năng, pin, S Pen. Chọn flagship Samsung phù hợp với nhu cầu. Xem chi tiết tại Di Động Mới!
Galaxy S25 Ultra có tính năng gì mới? Giá bán mới nhất
S25 Ultra có gì mới? Khám phá chip Snap 8 Gen 4, camera 50MP, AI đột phá, thiết kế mới và so sánh S24 Ultra. Xem giá bán mới nhất hiện nay!
Thông số cấu hình Samsung Galaxy S25 Ultra chi tiết
Khám phá toàn bộ thông số S25 Ultra chi tiết: chip Snapdragon 8 Gen 4, camera 200MP, màn hình 120Hz, pin 5000mAh. Xem ngay!