1900.0220 Tổng đài tư vấn

Danh mục

GIAO NHANH 2H
Miễn phí - An toàn
TƯ VẤN BÁN HÀNG
8:00 - 21:30 - 1900.0220
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ
Miễn phí - An toàn
HỖ TRỢ THANH TOÁN
Visa Master ATM
TRẢ GÓP 0%
Online - Tận nhà

Cách xem mật khẩu Wifi trên điện thoại Samsung cực đơn giản

Cập nhật ngày 03/07/2024 Bảo An

Bạn muốn xem lại mật khẩu Wifi đã lưu trên điện thoại Samsung nhưng không nhớ cách thực hiện? Đừng lo, hãy cùng Di Động Mới tìm hiểu ngay 3 cách xem mật khẩu Wifi trên điện thoại Samsung đơn giản và nhanh chóng nhất qua bài viết dưới đây nhé!

cach xem mat khau wifi tren dien thoai samsung

1. Cách lấy mật khẩu Wifi trên điện thoại Samsung trực tiếp

Dưới đây là 3 cách lấy mật khẩu Wifi trên điện thoại Samsung tùy theo phiên bản Android mà bạn đang sử dụng:

1.1 Đối với điện thoại Samsung Android 10 trở lên (không cần root)

Để lấy mật khẩu Wifi trên điện thoại Samsung chạy Android 10 trở lên mà không cần root, bạn có thể làm như sau:

  • Bước 1: Trên màn hình chính của điện thoại, chạm vào biểu tượng "Cài đặt".
  • Bước 2: Trong danh sách các mục ở phần Cài đặt, chọn "Kết nối".

trong muc cai dat chon ket noi

Trong danh sách các mục ở phần Cài đặt, chọn "Kết nối"

  • Bước 3: Chọn biểu tượng Bánh răng nằm bên phải tên mạng Wi-Fi mà bạn đã kết nối trước đó. Tiếp tục chọn vào mục "Mã QR". Lúc này, mã QR tương ứng sẽ hiện ra.

bam vao muc ma qr

Chọn biểu tượng Bánh răng nằm bên phải tên mạng Wi-Fi mà bạn đã kết nối trước đó. Tiếp tục chọn vào mục "Mã QR"

  • Bước 4: Để lấy mật khẩu Wifi từ mã QR, bạn có thể sử dụng các ứng dụng hỗ trợ quét mã QR có sẵn trên CH Play. Sau đó, bạn có thể mở ứng dụng Zalo để quét và kết nối Wifi. Bạn tiến hành tải lên bức ảnh chụp mã QR Wifi mà bạn đã lưu và nhấn nút Quét để xem mật khẩu của mạng Wifi đó. Quá trình này giúp bạn nhanh chóng truy cập và sử dụng mạng Wifi một cách thuận tiện.

dung zalo de quet ma qr wifi

Tiến hành tải lên bức ảnh chụp mã QR Wifi mà bạn đã lưu

Đối với điện thoại Samsung Android 9 trở xuống (không cần root)

Để lấy mật khẩu Wifi trên điện thoại Samsung chạy Android 9 trở xuống mà không cần root, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Trên màn hình chính, bạn vào phần Cài đặt → chọn mục Tài khoản và sao lưu.

chon muc tai khoan va sao luu

Chọn mục Tài khoản và sao lưu

  • Bước 2: Tiếp tục nhấn vào mục "Sao lưu dữ liệu". Khi đó, tất cả dữ liệu trên điện thoại sẽ được đồng bộ hoá với Google Drive hoặc lưu trong bộ nhớ trong thiết bị.

chon sao luu du lieu

Chọn Sao lưu dữ liệu

  • Bước 3: Tiếp tục mở ứng dụng File tìm thư mục có tên LOST.DIR. Sau đó, bạn nhấn vào tệp tin có tên Wi-fi.bak trong thư mục này. Khi đó, bạn có thể xem lại danh sách các mạng Wifi và mật khẩu tương ứng đã được lưu trữ trong thiết bị.

mo ung dung file

Mở ứng dụng File

tim thu muc lost.dir

Tìm thư mục có tên LOST.DIR

1.2 Đối với điện thoại Samsung Android 9 trở xuống (cần root)

Để dễ dàng xem mật khẩu Wifi trên điện thoại Samsung Android 9 trở xuống (cần root), bạn có thể cài đặt ứng dụng Wifi Password Recovery. Tuy nhiên, để sử dụng được ứng dụng này, bạn cần phải root máy điện thoại trước.

Sau khi hoàn tất quá trình root máy, bạn tiến hành xem mật khẩu Wifi như sau:

Bước 1: Bạn hãy cài đặt ứng dụng Wifi Password Recovery trên điện thoại của mình. Sau khi cài đặt xong, mở ứng dụng. Khi hộp thoại thông báo xuất hiện, bạn chọn "Grant" để cấp quyền quản trị, cho phép ứng dụng truy cập vào dữ liệu hệ thống của thiết bị.

Bước 2: Chọn vào mục Scanned Wifi trong ứng dụng, bạn sẽ thấy danh sách các mạng Wifi mà ứng dụng đã quét được. Để xem mật khẩu, bạn chỉ cần chạm vào tên Wifi đó trong danh sách.

cai dat ung dung wifi passwword recovery

Cài đặt ứng dụng Wifi Password Recovery và chọn vào mục Scanned Wifi

2. Cách lấy mật khẩu Wifi bằng ứng dụng ES File Explorer File Manager

Lấy mật khẩu Wifi bằng ES File Explorer File Manager (Thiết bị Android chưa root)

  • Bước 1: Tải ứng dụng ES File Explorer File Manager từ CH Play.
  • Bước 2: Mở ES File Explorer và chọn Menu trên góc trái => Nhấn Tool và chọn Show Hidden Files.
  • Bước 3: Ttruy cập theo thứ tự các thư mục: Local => Device => Data => Misc
  • Bước 4: Tìm file wpa_supplicant.conf.
  • Bước 5: Mở file wpa_supplicant.conf bằng trình soạn thảo văn bản.
  • Bước 6: Tìm dòng chứa psk hoặc password.
  • Bước 7: Mật khẩu Wifi sẽ hiển thị sau psk hoặc password.

tai ung dung es file explorer file

Tải ứng dụng ES File Explorer File Manager từ CH Play

Lưu ý:

  • Khi mở file, bạn nên chỉ xem tên và mật khẩu của mạng Wifi mà không nên thay đổi bất kỳ thông tin nào trong file này. Điều này giúp đảm bảo quá trình kết nối Wifi diễn ra một cách trơn tru.
  • Nếu bạn sử dụng các dòng smartphone Android khác, bạn cũng có thể áp dụng cách làm tương tự bằng ứng dụng ES File Explorer File.

3. Root máy Android là gì? Có ưu và nhược điểm gì?

3.1 Root máy trên Android là gì?

Root máy trên Android là quá trình mở khóa thiết bị để có quyền truy cập hoàn toàn vào hệ thống và các tệp hệ thống của điện thoại hoặc máy tính bảng chạy hệ điều hành Android. 

Khi root, người dùng có thể thực hiện các thay đổi sâu hơn vào hệ thống, cài đặt các ứng dụng yêu cầu quyền root và tinh chỉnh nhiều tính năng. Tuy nhiên, việc root có thể ảnh hưởng đến chính sách bảo hành của thiết bị.

root may android

Root máy trên Android là quá trình mở khóa thiết bị để có quyền truy cập hoàn toàn vào hệ thống và các tệp hệ thống

3.2 Ưu điểm của việc root máy

Việc root máy Android mang lại những ưu điểm sau:

  • Tinh chỉnh hệ thống: Người dùng có thể tùy chỉnh các thiết lập hệ thống sâu hơn so với bình thường, bao gồm cả giao diện người dùng và hiệu suất hệ thống.
  • Cài đặt ứng dụng đặc biệt: Có thể cài đặt các ứng dụng yêu cầu quyền root, như các ứng dụng sao lưu dữ liệu hoặc quản lý tệp tin mạnh mẽ hơn.
  • Tăng tốc thiết bị: Root giúp tối ưu hóa thiết bị, loại bỏ các ứng dụng và quy trình không cần thiết để tăng hiệu suất và tối ưu hóa tình trạng pin.
  • Đồng bộ hóa dữ liệu: Có thể sao lưu hoặc đồng bộ hóa dữ liệu quan trọng với dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc trên thiết bị để bảo vệ dữ liệu và phục hồi sau khi cần thiết.
  • Cài đặt ROM tùy chỉnh: Root cho phép người dùng cài đặt các phiên bản ROM tùy chỉnh, mang đến trải nghiệm người dùng khác biệt và tính năng mở rộng.

Tuy nhiên, người dùng cần cân nhắc kỹ trước khi root máy vì có thể làm mất đi bảo hành thiết bị và gây ra vấn đề cho hệ thống nếu không thực hiện đúng cách.

uu diem khi root may android

Root cho phép người dùng cài đặt các phiên bản ROM tùy chỉnh

3.3 Nhược điểm của việc root máy

Việc root máy Android có thể đi kèm với những nhược điểm sau:

  • Mất bảo hành: Root máy có thể vô hiệu hóa chế độ bảo hành của thiết bị, vì hãng sản xuất có thể từ chối sửa chữa hoặc bảo hành các thiết bị đã root.
  • Mất tính ổn định: Việc root có thể dẫn đến mất tính ổn định của hệ điều hành, gây ra lỗi hoặc treo máy do các ứng dụng hoặc thay đổi hệ thống không tương thích.
  • Rủi ro bảo mật: Root máy có thể làm tăng rủi ro về bảo mật, vì quyền truy cập vào hệ thống có thể bị lợi dụng để xâm nhập hoặc cài đặt phần mềm độc hại.
  • Không cập nhật phần mềm: Thiết bị đã root có thể không nhận được cập nhật phần mềm chính thức từ nhà sản xuất, bao gồm cả bản vá lỗi và tính năng mới.
  • Không thể sử dụng một số ứng dụng: Một số ứng dụng yêu cầu thiết bị không được root để hoạt động, do việc root có thể bị phát hiện và không được hỗ trợ.
  • Mất dữ liệu quan trọng: Quá trình root có thể gây mất dữ liệu quan trọng trên thiết bị, do quá trình can thiệp vào hệ thống.

Việc root máy cần được thực hiện cẩn thận và có sự cân nhắc trước khi quyết định, để tránh các vấn đề không mong muốn và đảm bảo an toàn cho thiết bị và dữ liệu cá nhân.

nhuoc diem khi root may android

Quá trình root có thể gây mất dữ liệu quan trọng trên thiết bị

3.4 Có nên root máy không?

Việc root máy có nên hay không là một câu hỏi mà người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn tham khảo:

  • Ưu và nhược điểm: Hãy cân nhắc các ưu và nhược điểm của việc root máy, bao gồm việc tăng cường tính linh hoạt và kiểm soát thiết bị, nhưng cũng có thể mất bảo hành, gặp rủi ro bảo mật và mất tính ổn định của hệ điều hành.
  • Mục đích sử dụng: Nếu bạn cần các tính năng mở rộng và sự tinh chỉnh sâu hơn vào hệ thống, root có thể phù hợp với nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng thiết bị để làm việc và thực hiện các tác vụ thông thường thì không cần thiết phải root máy
  • Cập nhật và bảo mật: Root có thể gây ra việc thiếu bảo mật và không nhận được các bản cập nhật chính thức từ nhà sản xuất, gây ảnh hưởng đến tính ổn định và an ninh của thiết bị.

Nếu bạn quyết định root máy, hãy chuẩn bị cũng như thực hiện cẩn thận để tránh mất dữ liệu và các vấn đề không mong muốn khác.

root may tuy thuoc vao nhu cau ca nhan

Việc root máy có nên hay không là một câu hỏi mà người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định

Mời các bạn tham khảo một số mẫu điện thoại Samsung Galaxy tại Di Động Mới



Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích về cách xem mật khẩu Wifi trên điện thoại Samsung.Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo trên trang nhé!

Xem thêm:

Được viết bởi

Chào các bạn, mình là An. Mục tiêu của mình là biến những khái niệm phức tạp thành thông tin dễ hiểu. Và mình cũng thích đánh giá các sản phẩm dựa trên trải nghiệm thực tế để mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn.
Đánh giá Xiaomi Redmi Note 14 Pro+ 5G: Trải nghiệm cao cấp trong thiết bị tầm trung
Redmi Note 14 Pro+ nổi bật với thiết kế sang trọng, hiệu năng mạnh mẽ và hệ thống camera ấn tượng. Với pin 6200 mAh và sạc nhanh 90W, đây là lựa chọn lý tưởng trong phân khúc tầm trung.
Đánh giá Xiaomi Redmi Note 14 Pro 5G: Bước tiến mới hay nâng cấp nhẹ?
Xiaomi Redmi Note 14 Pro nổi bật với thiết kế mới mẻ, màn hình AMOLED cong 120Hz, camera chất lượng cao, và hiệu năng ổn định nhờ chip Dimensity 7300 Ultra cùng pin 5.500mAh. Dù còn hạn chế ở tốc độ sạc và thiếu ống kính tele, đây vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc tầm trung.
Hé lộ thiết kế Galaxy S25 Ultra với 4 màu sắc dẹp mắt
Bản render mới nhất của Galaxy S25 Ultra cho thấy thiết kế mềm mại, tròn trịa hơn với bốn màu Đen Titan, Xanh Titan, Xám Titan, và Bạc Titan. Máy sẽ được trang bị vi xử lý Snapdragon 8 Elite, cải tiến màn hình và hỗ trợ cập nhật phần mềm liền mạch của Android.
So sánh Samsung Galaxy Z Fold Special Edition và Z Fold 6: 5 khác biệt chính
Galaxy Z Fold Special Edition và Galaxy Z Fold 6 có thiết kế tương đồng nhưng khác biệt đáng kể về kích thước màn hình và cấu hình. Special Edition sở hữu màn hình lớn hơn, RAM 16GB và camera chính 200MP, trong khi Fold 6 hỗ trợ S Pen và có nhiều tùy chọn dung lượng lưu trữ.
So sánh Xiaomi 14T và 14T Pro: Đâu là lựa chọn tốt nhất?
Xiaomi 14T Pro nổi bật với hiệu năng mạnh mẽ hơn nhờ chip Dimensity 9300+, sạc nhanh 120W, và hỗ trợ sạc không dây, phù hợp với người dùng cần hiệu suất cao. Trong khi đó, Xiaomi 14T là lựa chọn tiết kiệm với cấu hình vẫn mạnh mẽ và đầy đủ tính năng cơ bản, đáp ứng tốt nhu cầu hàng ngày.