1900.0220 Tổng đài tư vấn
GIAO NHANH 2H
Miễn phí - An toàn
TƯ VẤN BÁN HÀNG
8:00 - 21:30 - 1900.0220
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ
Miễn phí - An toàn
HỖ TRỢ THANH TOÁN
Visa Master ATM
TRẢ GÓP 0%
Online - Tận nhà

Chip A12 Bionic có gì đặc biệt? So sánh A12 Bionic và Snapdragon

Cập nhật ngày 19/03/2024 Bảo An

Chip A12 Bionic của Apple nổi bật với những công nghệ tiên tiến và hiệu suất ấn tượng. Vậy chip A12 Bionic có gì đặc biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác, như Snapdragon của Qualcomm. Hãy cùng Di Động Mới khám phá thông qua bài viết này nhé!

1. Chip Apple A12 Bionic là gì?

Chip A12 Bionic là thế hệ vi xử lý kiến trúc ARM 64-bit của Apple, ra mắt lần đầu trong sự kiện giới thiệu các mẫu điện thoại iPhone Xs, Xs Max và iPhone XR. Chip này được thiết kế với kiến trúc Hexa-core, bao gồm tổng cộng 6 lõi: 2 lõi hiệu năng cao và 4 lõi tiết kiệm điện. 

Ngoài ra, chip A12 Bionic cũng đi kèm với bộ xử lý đồ họa đa lõi, được điều chỉnh tùy theo phiên bản của A12 để đáp ứng các yêu cầu đồ họa và hiệu suất khác nhau.

Chip A12 Bionic
Chip A12 Bionic

Thông số cơ bản của chip Apple A12 Bionic:

  • Ngày công bố: 12/9/2018

  • Ngày ra mắt: 21/9/2018

  • Ngày ngừng sản xuất: 18/10/2022

  • Kích thước: 83.27 mm2 (9.89 mm x 8.42 mm)

  • Xung nhịp tối đa có thể hỗ trợ: 2.49 GHz

  • Tiến trình: 7 nm

  • Cấu trúc tương thích: 64 bit

  • Vi kiến trúc tương thích: ARMv8‑A

  • Mã chip: APL1W81

  • Số lõi: 6

  • Số lõi tiết kiệm điện: 4 lõi Tempest

  • Số lõi hiệu năng cao: 2 lõi Vortex

  • Bộ đệm sơ cấp: 256KB (128KB hướng dẫn, 128KB dữ liệu)

  • Bộ đệm thứ cấp: 8 MB

  • Số kênh bộ nhớ: 1

  • Nâng cấp từ: A11

  • Bộ xử lý đồ họa: Apple G11P 4 lõi

  • Bộ xử lý hình ảnh: Apple A12

  • Ứng dụng cho các dòng máy: iPhone XR, XS, XS Max

  • Linh kiện bán dẫn: 6.9 tỷ bóng

Chip A12 Bionic có bộ xử lý đồ họa Apple G11P 4 lõi
Chip A12 Bionic có bộ xử lý đồ họa Apple G11P 4 lõi

2. Những cải tiến của A12 Bionic so với A11 Bionic

2.1. Hiệu năng vượt trội

A12 Bionic của Apple có tổng cộng 6 nhân CPU, gồm 2 nhân hiệu năng cao và 4 nhân tiết kiệm điện, tất cả được thiết kế dựa trên nền tảng ARM. Tuy nhiên, Apple đã điều chỉnh vi kiến trúc để nâng cao hiệu suất của 2 nhân xử lý tốc độ cao lên đến 15% so với A11

Đồng thời, 4 nhân tiết kiệm điện tiêu thụ ít năng lượng hơn 50% so với A11. Kết quả, hiệu suất tổng của 6 nhân trong A12 Bionic cao hơn gần 33,3% so với chip A11.

Chip A12 Bionic có hệu năng vượt trội
Chip A12 Bionic có hệu năng vượt trội

2.2. Nâng cấp Neural Engine

Kể từ chip A11 trở đi, Apple đã tích hợp một bộ xử lý trí tuệ nhân tạo (AI) trực tiếp vào chip của mình, được gọi là Neural Engine. Neural Engine có khả năng xử lý lên đến 5 nghìn tỷ phép tính mỗi giây và được tối ưu hóa cho các thuật toán AI như xử lý hình ảnh, phân loại ảnh theo chủ đề,...

Ngoài ra, Neural Engine cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất của tính năng nhận dạng khuôn mặt Face ID trên các mẫu iPhone Xs và Xs Max, giúp quá trình nhận diện khuôn mặt diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn.

Chip A12 Bionic được tích hợp Neural Engine
Chip A12 Bionic được tích hợp Neural Engine

2.3. ISP thế hệ mới

Image Signal Processor (ISP) là phần không thể thiếu trong chip, nhưng thường ít được đề cập khi nói về các tính năng của chip. Trên A12 Bionic, ISP đã trải qua một bản nâng cấp đáng kể với một Engine chiều sâu mới. 

Điều này giúp ISP thu thập được thông tin chi tiết hơn mỗi khi chụp ảnh chân dung. Nhờ vậy, các phiên bản iPhone Xs và Xs Max được trang bị thêm tính năng chỉnh nền, cho phép mô phỏng các cài đặt khẩu độ khác nhau.

Chip A12 Bionic có bộ xử lý ảnh (ISP) thế hệ mới
Chip A12 Bionic có bộ xử lý ảnh (ISP) thế hệ mới

2.4. Tiến trình 7nm

Với cấu trúc 7nm, gồm 6.9 tỷ bóng bán dẫn (transistors) và thiết kế ARM, chip A12 Bionic được cải thiện hiệu suất xử lý đáng kể. Đặc biệt, so với tiến trình 10nm trên iPhone X, A12 cung cấp hiệu suất xử lý nhanh hơn và tiêu thụ điện năng thấp hơn.

Chip A12 Bionic với tiến trình 7nm
Chip A12 Bionic với tiến trình 7nm

3. Các biến thể của A12 Bionic và thiết bị được trang bị

3.1. Chip Apple A12

Chip Apple A12 được tích hợp trên các sản phẩm như iPhone Xs, Xs Max, XR, iPad Air 3 và iPad Mini 2019 với 6 nhân CPU và 4 nhân đồ họa. So với vi xử lý A11 Bionic trước đó, chip A12 mang lại hiệu suất tốt hơn đến 15% và tiết kiệm năng lượng hơn đến 50%.

Chip Apple A12
Chip Apple A12

3.2. Chip Apple A12X

Chip Apple A12X được tích hợp trên dòng sản phẩm iPad Pro 11 inch và iPad Pro 12.9 inch thế hệ thứ ba, ra mắt vào năm 2018. Chip này có CPU 8 nhân (bao gồm 4 nhân hiệu năng cao và 4 nhân tiết kiệm điện), kèm theo GPU 7 nhân và bộ xử lý chuyển động M12. Nhờ vậy mà hiệu suất xử lý và đồ họa vượt trội hơn so với các phiên bản thông thường của chip A12.

Chip Apple A12X
Chip Apple A12X

3.3. Chip Apple A12Z

Chip A12Z được tích hợp trên dòng sản phẩm iPad Pro 11 inch và iPad Pro 12.9 inch, ra mắt vào năm 2020. So với A12X, chip A12Z giữ nguyên cấu trúc CPU nhưng đã được nâng cấp GPU lên 8 nhân.

Chip Apple A12Z
Chip Apple A12Z

4. So sánh chip A12 Bionic với Snapdragon

4.1. So sánh A12 Bionic và Snapdragon 768G

Thông số cơ bản của Snapdragon 768G:

  • Xung nhịp tối đa có thể hỗ trợ: 2.8 GHz
  • Tiến trình: 7 nm
  • Cấu trúc tương thích: 64 bit
  • Vi kiến trúc tương thích: ARMv8-64
  • Mã chip: SM7250-AC
  • Số lõi: 8 (bao gồm 2 lõi ARM Cortex-A76 và 6 lõi ARM Cortex-A55)
  • Bộ đệm sơ cấp: 128 KiB + 384 KiB + 512 KiB
  • Bộ đệm thứ cấp: 512 KiB + 768 KiB + 512 KiB
  • Bộ đệm L3: 2 MiB
  • Số kênh bộ nhớ: 4
  • Bộ xử lý đồ họa: Adreno 620
  • Bộ xử lý hình ảnh: Qualcomm Spectra 355

Snapdragon 768G
Chip Snapdragon 768G

Dựa vào các thông số kỹ thuật, Snapdragon 768G có tốc độ xung nhịp cao hơn khoảng 12% so với A12. Tuy nhiên, các công nghệ hình ảnh và đồ họa của Snapdragon 768G không được tối ưu hóa bằng A12. Do đó, khi chơi game, chip A12 Bionic sẽ cung cấp trải nghiệm hình ảnh đẹp và mượt mà hơn so với Snapdragon 768G.

Theo bài phân tích của Nano Review so sánh hai dòng chip Snapdragon 768G và A12 Bionic, A12 Bionic thể hiện sự vượt trội hoàn toàn về hiệu suất xử lý CPU và hiệu suất đồ họa GPU so với Snapdragon 768G. Ngoài ra, các điểm chấm trên AnTuTu 9 và GeekBench 5 cũng xác nhận rằng A12 Bionic vượt trội hơn.

Chip A12 Bionic và Snapdragon 768G
Chip A12 Bionic và Snapdragon 768G

4.2. So sánh A12 Bionic và Snapdragon 855

Thông số cơ bản của Snapdragon 855:

  • Xung nhịp tối đa có thể hỗ trợ: 2.84 GHz
  • Tiến trình: 7 nm
  • Cấu trúc tương thích: 64 bit
  • Vi kiến trúc tương thích: ARMv8-A64
  • Mã chip: SM8150
  • Số lõi: 8 (bao gồm 4 lõi ARM Cortex A76 và 4 lõi ARM Cortex A55)
  • Bộ đệm sơ cấp: 128 KiB + 384 KiB + 512 KiB
  • Bộ đệm thứ cấp: 512 KiB + 768 KiB + 512 KiB
  • Bộ đệm L3: 2 MiB
  • Số kênh bộ nhớ: 4
  • Bộ xử lý đồ họa: Adreno 640
  • Bộ xử lý hình ảnh: Qualcomm Spectra 380

Chip Snapdragon 855
Chip Snapdragon 855

So với chip A12, Snapdragon 855 thể hiện sự vượt trội ở nhiều khía cạnh. Đặc biệt, xung nhịp hỗ trợ của chip 855 cao hơn 14,06% so với A12. Ngoài ra, Snapdragon 855 cũng được trang bị thêm bộ đệm thứ ba, điều mà A12 không có. Với các bộ xử lý đồ họa Adreno 640 và bộ xử lý hình ảnh Spectra 380, Snapdragon 855 cung cấp chất lượng đồ họa và hình ảnh tốt hơn.

So với Snapdragon 855, A12 Bionic có hiệu năng xử lý của CPU cao hơn một chút, nhưng hiệu suất đồ họa của GPU thì lại ít hơn. Tuy nhiên, hiệu suất chung được đánh giá trên các nền tảng kiểm tra như AnTuTu 9 và GeekBench 5 lại cao hơn so với Snapdragon 855. Cụ thể, trên AnTuTu 9, điểm số của A12 Bionic vượt qua Snapdragon 855 1%.

Chip A12 Bionic và Snapdragon 855
Chip A12 Bionic và Snapdragon 855

4.3. So sánh A12 Bionic và Snapdragon 865

Thông số cơ bản của Snapdragon 865:

  • Xung nhịp tối đa có thể hỗ trợ: 2.84 GHz
  • Tiến trình: 7 nm
  • Cấu trúc tương thích: 64 bit
  • Vi kiến trúc tương thích: ARMv8‑A
  • Mã chip: SM8250
  • Số lõi: 8 (bao gồm 4 lõi ARM Cortex A77 và 4 lõi ARM Cortex A55)
  • Bộ đệm sơ cấp: 128 KiB + 384 KiB + 512 KiB
  • Bộ đệm thứ cấp: 512 KiB + 768 KiB + 512 KiB
  • Bộ đệm L3: 4 MiB
  • Số kênh bộ nhớ: 4
  • Bộ xử lý đồ họa: Adreno 650
  • Bộ xử lý hình ảnh: Qualcomm Spectra 480

Chip Snapdragon 865
Chip Snapdragon 865

Từ thông số kỹ thuật trên, ta có thể thấy A12 Bionic không quá nổi bật so với Snapdragon 865. Đầu tiên, xung nhịp hỗ trợ của A12 chỉ bằng khoảng 87,67% so với Snapdragon 865. Thứ hai, Snapdragon 865 có tới 3 bộ nhớ đệm, trong khi A12 chỉ có 2 bộ và mỗi bộ của A12 đều có dung lượng thấp hơn so với chip 865.

Ngoài ra, A12 Bionic hoàn toàn thua kém cả về hiệu suất của CPU và GPU so với Snapdragon 865. Theo AnTuTu 9, điểm số của Snapdragon cao hơn khoảng 26% và theo GeekBench 5, điểm số đơn nhân của A12 Bionic cao hơn trong khi điểm số đa nhân lại thấp hơn so với Snapdragon 865.

Chip A12 Bionic và Snapdragon 865
Chip A12 Bionic và Snapdragon 865



Trên đây là những thông tin về chip A12 Bionic. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy truy cập website của Di Động Mới hoặc hotline 1900.0220 để được hỗ trợ nhé!

Xem thêm:

Được viết bởi

Chào các bạn, mình là An. Mục tiêu của mình là biến những khái niệm phức tạp thành thông tin dễ hiểu. Và mình cũng thích đánh giá các sản phẩm dựa trên trải nghiệm thực tế để mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn.
4 cách quét mã QR trong album ảnh trên iPhone, Android, máy tính
Quét Mã QR Trong Album Ảnh iPhone: Hướng Dẫn Chi Tiết & Giải Pháp Hiệu Quả. Bí quyết biến iPhone thành công cụ quét mã QR và lưu ý khi quét mã. Xem ngay!
iPhone SE là gì? Giá bao nhiêu và có nên mua không?
iPhone SE là gì? Liệu đây có phải lựa chọn phù hợp? Khám phá ngay câu trả lời cùng những ưu điểm nổi bật, thông số kỹ thuật, giá bán "chiến binh tí hon" nhà Apple này!
Top 11 điện thoại iPhone pin trâu, cực khủng nhất năm 2024
Lộ Diện iPhone "Pin Trâu" Nhất 2024: Chinh Phục Mọi Giới Hạn Sử Dụng. Bạn đang tìm kiếm chiếc iPhone sở hữu thời lượng pin "khủng"? Đừng bỏ lỡ danh sách iPhone này!
5 cách tắt nguồn điện thoại iPhone 14 (Plus, Pro, Promax) nhanh chóng
Bí quyết tắt nguồn iPhone 14 chỉ trong vài giây với 2 phương pháp đơn giản, nhanh chóng: sử dụng phím cứng và cài đặt menu. Xem ngay qua bài viết dưới đây nhé!
3 cách tắt mã hoá đầu cuối Messenger trên iPhone, Android
Hướng dẫn chi tiết cách tắt mã hóa đầu cuối Messenger trên iPhone, giúp bạn cân bằng giữa bảo mật và tính năng tiện lợi chỉ trong vài bước đơn giản. Xem ngay!