Khả năng chống nước của các thiết bị điện tử là một trong những yếu tố quan trọng mà nnười dùng quan tâm khi mua sản phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các thiết bị đều có cùng mức độ chống nước. Để phân biệt được khả năng chống nước của các thiết bị, người ta sử dụng các tiêu chuẩn IP và IPX. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn chống nước IPX8 là gì ngay nhé!
1. Tiêu chuẩn IP là gì?
1.1. IP là gì?
IP là viết tắt của International Protection, là bộ tiêu chuẩn dùng để phân loại cũng như xếp hạng mức độ bảo vệ các thiết bị điện - điện tử khỏi tác động của ngoại lực. Tiêu chuẩn IP được ban hành bởi Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC).
Ý nghĩa xếp hạng IP và tiêu chuẩn chống nước IPX8
1.2. Ý nghĩa của xếp hạng IP
Xếp hạng IP được đặt ra nhằm phân loại mức độ bảo vệ thiết bị được gắn mã IP. Sau chữ IP có kèm 2 chữ số nhằm thể hiện mức độ bảo vệ thiết bị lần lượt là tránh khỏi vật thể rắn và dung dịch lỏng. Khi được đảm bảo bởi lớp bảo vệ này, bạn sẽ bớt lo lắng hơn cho thiết bị trong quá trình sử dụng. Nếu xếp hạng có chữ "X" sau IP thì thiết bị này đang chưa được kiểm tra hoặc không có được bảo vệ khỏi các vật thể rắn (bụi bẩn).
1.3. Ý nghĩa ký tự đầu tiên sau IP
Sau IP thì ký tự đầu tiền thể hiện mức độ bảo vệ thiết bị khỏi tác động từ vật thể rắn, chống bụi từ môi trường bên ngoài. Cụ thể các thông số được liệt kê trong bảng dưới đây:
Tiêu chuẩn IP chống bụi
Mức độ bảo vệ
0
Không có khả năng bảo vệ đặc biệt
1
Bảo vệ thiết bị khỏi các vật lớn hơn 50mm (bàn tay người,...)
2
Bảo vệ các vật lớn hơn 12,5mm (ngón tay người,...)
3
Bảo vệ những vật hớn hơn 2,5mm (tua vít,...)
4
Bảo vệ khỏi những vật lớn hơn 1mm (dây điện,...)
5
Bảo vệ khỏi lượng bụi bẩn vừa phải
6
Bảo vệ khỏi bụi bẩn hoàn toàn
1.4. Ý nghĩa ký tự thứ hai sau IP
Sau IP thì ký tự thứ hai thể hiện khả năng chống nước cho thiết bị. Cụ thể các thông số được liệt kê trong bảng dưới đây:
Chuẩn IP chống nước
Mức độ bảo vệ
0
Không bảo vệ gì
1
Bảo vệ điện thoại khỏi các giọt nước rơi theo phương thẳng đứng, các khối chất lỏng ngưng tụ
2
Bảo vệ khỏi nước xối trực tiếp với góc 15 độ
3
Bảo vệ khỏi nước xối trực tiếp với góc 60 độ
4
Bảo vệ khỏi nước xối từ mọi hướng với thể tích nhất định
5
Bảo vệ khỏi nước xối áp lực thấp từ mọi hướng với thể tích nước không nhiều
6
Bảo vệ khỏi nước xối mạnh từ các hướng khác nhau
7
Bảo vệ điện thoại trong nước với độ sâu 15cm - 1m trong 30 phút
8
Bảo vệ điện thoại trong khoảng thời gian lâu hơn, ở độ sâu trên 1m với áp lực nước nhất định
2. Tiêu chuẩn chống nước IPX8 là gì?
IPX8 là khả năng chống thấm nước ở độ sâu hơn 1m trong thời gian 1 giờ (tùy vào hãng sản xuất). Nhưng thiết bị có tiêu chuẩn IPX8 sẽ không thể bảo vệ khỏi các tác nhân rắn như bụi bẩn.
IPX8 là khả năng chống thấm nước nhưng không chống được bụi bẩn
3. Tiêu chuẩn chống nước IP68 là gì?
Đây được cho là xếp hạng tốt nhất cho điện thoại thông minh. IP68 cho bạn biết được rằng điện thoại của bạn có khả năng chống lại bụi bẩn ở mức độ 6, không bị hư khi trong nước 30 phút ở độ sâu 1.5m.
IP68 được cho là chuẩn chống nước tốt nhất cho điện thoại thông minh
4. So sánh chuẩn chống nước IPX8 và IP68
Với IPX8: Điện thoại sẽ có khả năng chống thấm nước ở độ sâu 1m trong khoảng 30 phút.
Với IP68: Có khả năng chống cả bụi và nước cho điện thoại. Điện thoại có thể chống nước khi ở độ sâu 1.5m trong 30 phút.
So sánh tiêu chuẩn chống nước IPX8 và IP68
5. Một số mẫu điện thoại đạt chuẩn IPX8 hiện nay
Dưới đây là các mẫu điện thoại gập của Samsung có khả năng chống nước IPX8 - Chống nước độ sâu 1.5m trong 30 phút:
6. Thiết bị hỗ trợ IPX8 và IP68 có ngâm nước được không?
Các thiết bị đươc hỗ trợ IPX8 và IP68 có thể ngâm được trong nước. Có nghĩa là với một số thiết bị cụ thể thì nước có thể xâm nhập vào thiết bị nhưng không làm hư hỏng. Các nhà sản xuất trang bị cho thiết bị các yếu tố này nhằm giảm thiểu các rủi ro với nước trong khi sử dụng.
Samsung Galaxy Z Flip3 là điện thoại màn hình gập đầu tiên có chống nước IPX8
Mời các bạn tham khảo các mẫu điện thoại hỗ trợ chống nước IPX8 đang giảm HOT tại Di Động Mới:
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết về tiêu chuẩn IPX8 là gì cũng như các xếp hạng bảo vệ màn hình khác. Nếu bạn đọc quan tâm đến các sản phẩm điện thoại giá rẻ, hãy truy cập website của Di Động Mới hoặc gọi đến số hotline 1900.0220 để được hỗ trợ tận tình.
Chào các bạn, mình là An. Mục tiêu của mình là biến những khái niệm phức tạp thành thông tin dễ hiểu. Và mình cũng thích đánh giá các sản phẩm dựa trên trải nghiệm thực tế để mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn.
Redmi Note 14 Pro+ nổi bật với thiết kế sang trọng, hiệu năng mạnh mẽ và hệ thống camera ấn tượng. Với pin 6200 mAh và sạc nhanh 90W, đây là lựa chọn lý tưởng trong phân khúc tầm trung.
Xiaomi Redmi Note 14 Pro nổi bật với thiết kế mới mẻ, màn hình AMOLED cong 120Hz, camera chất lượng cao, và hiệu năng ổn định nhờ chip Dimensity 7300 Ultra cùng pin 5.500mAh. Dù còn hạn chế ở tốc độ sạc và thiếu ống kính tele, đây vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc tầm trung.
Bản render mới nhất của Galaxy S25 Ultra cho thấy thiết kế mềm mại, tròn trịa hơn với bốn màu Đen Titan, Xanh Titan, Xám Titan, và Bạc Titan. Máy sẽ được trang bị vi xử lý Snapdragon 8 Elite, cải tiến màn hình và hỗ trợ cập nhật phần mềm liền mạch của Android.
Galaxy Z Fold Special Edition và Galaxy Z Fold 6 có thiết kế tương đồng nhưng khác biệt đáng kể về kích thước màn hình và cấu hình. Special Edition sở hữu màn hình lớn hơn, RAM 16GB và camera chính 200MP, trong khi Fold 6 hỗ trợ S Pen và có nhiều tùy chọn dung lượng lưu trữ.
Xiaomi 14T Pro nổi bật với hiệu năng mạnh mẽ hơn nhờ chip Dimensity 9300+, sạc nhanh 120W, và hỗ trợ sạc không dây, phù hợp với người dùng cần hiệu suất cao. Trong khi đó, Xiaomi 14T là lựa chọn tiết kiệm với cấu hình vẫn mạnh mẽ và đầy đủ tính năng cơ bản, đáp ứng tốt nhu cầu hàng ngày.