Series Galaxy S20 chính thức "trình làng" với nhiều thay đổi đáng kể. Đặc biệt, những thay đổi của hãng, dù lớn hay nhỏ đều dựa trên những mong muốn và lời khuyên của người dùng.
Mời các bạn tham khảo các mẫu Điện thoại Samsung Galaxy S20 đang khuyến mãi tại Di Động Mới
Năm ngoái, thiết kế của bộ ba Galaxy S10 thật sự đã khiến thị trường smartphone chấn động với màn hình "đục lỗ" tràn viền, cảm biến vân tay dưới màn hình, cụm camera đặt ngang theo thân máy. Trước khi S20 được "thả xích", rất nhiều người dùng thắc mắc rằng, Samsung phải làm thế nào để ra mắt một thiết bị mới không bị "hào quang" của thế hệ cũ làm "lu mờ".
Tuy nhiên trên thực tế, dù có thể tiếp tục sử dụng thiết kế vốn đã rất "đẹp" trên phiên bản cũ nhưng Samsung vẫn tiếp tục tinh chỉnh một vài chi tiết để mang đến sự mới lạ cho người dùng. Vậy hãng đã có những thay đổi gì cho năm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn.
Cụm camera chính
Series Galaxy S20
Samsung Galaxy S10
Đầu tiên, hãy bắt đầu với sự thay đổi dễ nhận thấy nhất: Cụm camera ở mặt lưng đã được thiết kế lại. Camera của S20 đã theo kịp "xu hướng" hiện đại khi gom gọn tất cả cảm biến và đèn flash LED vào mô đun hình chữ nhật đặt bên cạnh trái mặt sau.
Tùy vào "gu" thẩm mỹ của mỗi người, bạn sẽ thấy cụm camera này khá đẹp hoặc không "vừa mắt". Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự tiện lợi mà thiết kế này mang đến cho người dùng. Khi cầm máy và thao tác, việc đẩy tất cả camera vào một bên giúp đầu ngón tay của bạn không còn chạm vào camera - một điều mà hệ thống camera ngang trên S10 không thể làm được.
Độ dày thân máy
Series Galaxy S20
Samsung Galaxy S10
Với phiên bản S20 Ultra Hàn, thiết bị được trang bị thêm ống kính tiềm vọng và ống kính gập nên mặt lưng của máy sẽ được làm dày hơn hai phiên bản S20, S20+. Ngoài ra, các cạnh viền mặt sau của chiếc máy này cũng được làm cong nhiều hơn, mang đến cảm giác chắn tay - một yếu tố rất cần thiết với một sản phẩm to và nặng như S20 Ultra.
Bộ 3 S20 có độ bền cao hơn phiên bản cũ. Trong trường hợp rơi rớt hoặc va chạm, lớp kính cường lực Gorilla Glass 6 với độ cứng gấp 2 lần thế hệ Gorilla Glass 5 cũ giúp bảo vệ "lớp áo" của máy tốt hơn.
"Khai tử" Bixby
Series Galaxy S20
Samsung Galaxy S10
Từ những phản hồi của người dùng, Samsung đã chính thức "khai tử" Bixby vốn luôn xuất hiện trên flagship Galaxy S. Thay vào đó, để kích hoạt tính năng trợ lý ảo, bạn có thể nhấn và giữ nút nguồn để kích hoạt. Tất cả nút cứng của máy đều được đặt ở cạnh phải, Samsung cũng di chuyển vị trí của chúng xuống thấp hơn so với S10 để thuận tiện cho việc sử dụng.
Tinh chỉnh mặt trước
Sự thay đổi "lớn" tiếp theo nằm ở mặt trước của thiết bị. Với thế hệ S10, Samsung lần đầu tiên sử dụng công nghệ màn hình Infinity - O, một màn hình tràn viền "đúng nghĩa". Đến phiên bản S20 mới nhất, hãng tiếp tục tinh chỉnh là hoàn thiện kiểu thiết kế này. Đặc biệt, các cạnh viền trên S20 thậm chí còn được làm mỏng hơn, cạnh bo tròn mang đến cảm giác mềm mại, thanh thoát cho "ngoại hình" của máy.
Cảm biến TOF hoạt động rất tốt với chức năng phân tích khoảng cách và tăng chiều sâu của tấm ảnh chụp. Tuy nhiên thực tế, với ảnh chụp tự sướng, chụp ở khoảng cách gần, việc trang bị cảm biến TOF cho camera selfie không thực sự cần thiết. Nhận thấy được điều này, Samsung chỉ trang bị cảm biến đơn cho mặt trước của cả 2 phiên bản S20, đồng thời cải tiến phần mềm để tăng chất lượng ảnh chụp tự sướng.
Màn hình "cong"
Series Galaxy S20
Samsung Galaxy S10
Một tranh cãi lớn đã nổ ra khi bàn luận về phần cạnh bên vát cong của series Galaxy S và Galaxy Note. Có thể thấy, bắt đầu với S6 Edge năm 2015 đến thời điểm hiện tại, màn hình cong đã trở thành điểm đặc trưng riêng của flagship Samsung. Ngược lại, một số người dùng lại cho rằng, phần cạnh cong này tuy "đẹp" nhưng chúng không thực sự cần thiết, gây cản trở quá nhiều trong quá trình sử dụng như: Nhấn bàn phím khó hơn, hình ảnh hiển thị full màn hình bị méo, một số trường hợp xuất hiện đường viền sáng, cảm ứng dễ chạm vào tay...
Thấu hiểu những điều này, Samsung đã đưa ra giải pháp "vẹn cả đôi đường". Vẫn giữ nguyên màn hình cong đặc trưng, tuy nhiên, độ cong của cạnh viền sẽ được làm nhỏ hơn so với thế hệ S10.
Bạn nên hiểu rằng, màn hình của S20 chỉ dừng ở mức "ít cong", không phải là phẳng hoàn toàn. Chúng vẫn có được sự khác biệt giữa một chiếc smartphone cao cấp với những sản phẩm tầm trung và giải quyết những rắc rối khi thao tác.
Thay đổi vị trí của cảm biến siêu âm
Series Galaxy S20
Samsung Galaxy S10
Cảm biến vân tay siêu âm tiếp tục được tích hợp bên dưới màn hình, công nghệ này đã từng xuất hiện trên S10 và bộ đôi Galaxy Note 10. Tuy nhiên, vị trí đặt cảm biến trên S10 lại quá thấp so với tầm với của đầu ngón tay cái người dùng. Đặc biệt là với những đối tượng có kích thước bàn tay nhỏ, việc cố gắng nhấn vào cảm biến siêu âm có thể khiến họ đánh rơi máy.
Với S20 series, hãng đã đặt cảm biến vân tay ở vị trí cao hơn, ngón cái của người dùng sẽ di chuyển tự nhiên hơn khi cần mở khóa màn hình.
Màn hình 120Hz
Thay đổi cuối cùng chính là màn hình với tần số làm tươi 120Hz. Ở thời điểm hiện tại, đa số smartphone dù thuộc phân khúc tầm trung hay cao cấp đều chỉ sở hữu màn hình ở mức tiêu chuẩn 60Hz. Và nếu đã thử trải nghiệm trên những dòng điện thoại hiếm hoi trang bị màn hình 90Hz, bạn sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt và biết được màn hình 120Hz sẽ "đỉnh" đến mức nào.
Tần số làm tươi 120Hz giúp "tất tần tật" mọi thứ trên S20 trở nên mượt mà hơn, bạn vẫn có thể đọc rõ các ký tự trên màn hình ngay cả khi đang lướt màn hình với tốc độ khá nhanh. Và nếu đã sử dụng màn hình 120Hz được một thời gian, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy tốc độ màn hình trên các thiết bị khác chỉ như "rùa bò".
Video so sánh sự khác biệt giữa màn hình 120Hz của S20 và 60Hz của S10:
Hiện tại người dùng chỉ thấy được lợi ích của màn hình với tần số làm tươi cao ở những thao tác giao diện và lướt web vì đa phần game vẫn chưa được cập nhật để tận dụng được nó. Trong tương lai khi Samsung và những hãng khác ra mắt nhiều dòng máy có tính năng này hơn, chắc chắn các nhà làm game cũng sẽ phải nhanh chóng theo sau.
Chào các bạn, mình là Giang - một người trẻ với đam mê công nghệ. Đối với mình, viết bài công nghệ không đơn giản chỉ là chia sẻ mà mang lại người đọc cảm nhận đa chiều về một sản phẩm sâu hơn.
Redmi Note 14 Pro+ nổi bật với thiết kế sang trọng, hiệu năng mạnh mẽ và hệ thống camera ấn tượng. Với pin 6200 mAh và sạc nhanh 90W, đây là lựa chọn lý tưởng trong phân khúc tầm trung.
Xiaomi Redmi Note 14 Pro nổi bật với thiết kế mới mẻ, màn hình AMOLED cong 120Hz, camera chất lượng cao, và hiệu năng ổn định nhờ chip Dimensity 7300 Ultra cùng pin 5.500mAh. Dù còn hạn chế ở tốc độ sạc và thiếu ống kính tele, đây vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc tầm trung.
Bản render mới nhất của Galaxy S25 Ultra cho thấy thiết kế mềm mại, tròn trịa hơn với bốn màu Đen Titan, Xanh Titan, Xám Titan, và Bạc Titan. Máy sẽ được trang bị vi xử lý Snapdragon 8 Elite, cải tiến màn hình và hỗ trợ cập nhật phần mềm liền mạch của Android.
Galaxy Z Fold Special Edition và Galaxy Z Fold 6 có thiết kế tương đồng nhưng khác biệt đáng kể về kích thước màn hình và cấu hình. Special Edition sở hữu màn hình lớn hơn, RAM 16GB và camera chính 200MP, trong khi Fold 6 hỗ trợ S Pen và có nhiều tùy chọn dung lượng lưu trữ.
Xiaomi 14T Pro nổi bật với hiệu năng mạnh mẽ hơn nhờ chip Dimensity 9300+, sạc nhanh 120W, và hỗ trợ sạc không dây, phù hợp với người dùng cần hiệu suất cao. Trong khi đó, Xiaomi 14T là lựa chọn tiết kiệm với cấu hình vẫn mạnh mẽ và đầy đủ tính năng cơ bản, đáp ứng tốt nhu cầu hàng ngày.