1900.0220 Tổng đài tư vấn

Danh mục

GIAO NHANH 2H
Miễn phí - An toàn
TƯ VẤN BÁN HÀNG
8:00 - 21:30 - 1900.0220
ĐỔI TRẢ MIỄN PHÍ
Miễn phí - An toàn
HỖ TRỢ THANH TOÁN
Visa Master ATM
TRẢ GÓP 0%
Online - Tận nhà

Hệ điều hành là gì? Các loại hệ điều hành phổ biến hiện nay

Cập nhật ngày 03/09/2023 Hương Giang

Chắc ai trong số chúng đã từng một lần nghe đến từ hệ điều hành, nó có vai trò trung gian trong giao tiếp giữa người sử dụng và thiết bị. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hệ điều hành là gì trong bài viết lần này nha.

hệ điều hành là gì

Hệ điều hành là gì?

Hệ điều hành là gì?

Định nghĩa hệ điều hành

Hệ điều hành có thể hiểu đơn giản là một phần mềm quản lý và điều khiển các tài nguyên phần cứng của máy tính, điện thoại,... cung cấp môi trường để các chương trình ứng dụng hoạt động và tương tác với thiết bị một cách hiệu quả.

Hệ điều hành là một phần mềm quản lý và điều khiển những tài nguyên phần cứng

Hệ điều hành là một phần mềm quản lý và điều khiển những tài nguyên phần cứng

Chức năng của hệ điều hành

Hệ điều hành hoạt động như một cái cầu nối giữa người dùng và các thiết bị. Trong vai trò này, nó có nhiệm vụ quản lý phần cứng của máy tính, điện thoại cùng các tài nguyên hệ thống, và tối ưu hóa quá trình hoạt động của chúng.

Nhờ vào vai trò này, hệ điều hành cung cấp một giao diện thích hợp, cho phép người dùng tương tác với các ứng dụng và phần mềm. Hiện nay, hệ điều hành chia thành hai loại chính: hệ điều hành dành cho điện thoại và hệ điều hành dành cho máy tính.

Hệ điều hành hoạt động như một cái cầu nối giữa người dùng và các thiết bị

Hệ điều hành hoạt động như một cái cầu nối giữa người dùng và các thiết bị

Nhiệm vụ của hệ điều hành đối với máy tính

Hệ điều hành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều phối và quản lý các hoạt động của máy tính. Nhiệm vụ chính của hệ điều hành là tổ chức và điều phối sự sử dụng các tài nguyên phần cứng như bộ vi xử lý, bộ nhớ và thiết bị ngoại vi. 

Đồng thời, nó giúp đảm bảo rằng các ứng dụng và tiến trình trên máy tính có thể hoạt động một cách hiệu quả và không xung đột với nhau. Ngoài ra, hệ điều hành cũng cung cấp một giao diện trực tiếp cho người dùng để tương tác với máy tính thông qua các ứng dụng và chương trình. 

Hệ điều hành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều phối và quản lý các hoạt động của máy tính

Hệ điều hành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều phối và quản lý các hoạt động của máy tính

Các thành phần của hệ điều hành

Kernel

Kernel là một phần quan trọng và cốt lõi của hệ điều hành, chịu trách nhiệm điều phối và quản lý tài nguyên phần cứng cũng như cung cấp môi trường cho việc chạy các ứng dụng và tiến trình.

Hơn hết, Kernel quản lý việc phân chia thời gian CPU giữa các tiến trình, đảm bảo rằng chúng được thực thi một cách tuần tự và liên tục. Ngoài ra, nó nhiệm vụ quan trọng khác của kernel là quản lý tài nguyên phần cứng như thiết bị ngoại vi, ổ đĩa và giao diện mạng. 

kernel là một phần quan trọng và cốt lõi của hệ điều hành

Kernel là một phần quan trọng và cốt lõi của hệ điều hành

User Interface

Giao diện người dùng (User Interface) cung cấp môi trường để người dùng tương tác với máy tính hoặc thiết bị một cách trực quan và dễ dàng. Các loại giao diện được xây dựng dựa trên nguyên tắc thiết kế và trải nghiệm người dùng, giao diện người dùng giúp tạo ra một cách thức tương tác hiệu quả và thoải mái giữa con người và công nghệ.

Application Programming Interfaces

Giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interfaces - APIs) là bộ quy tắc và giao thức được cung cấp bởi một hệ thống hoặc một phần mềm để cho phép các ứng dụng khác tương tác và sử dụng chức năng của nó.

APIs hoạt động như một liên kết kết nối giữa các ứng dụng và hệ điều hành, cho phép ứng dụng truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Điều này hỗ trợ các nhà phát triển trong việc xây dựng những ứng dụng mạnh mẽ và tối ưu trên nền tảng hệ điều hành.

APIs hoạt động như một liên kết kết nối giữa các ứng dụng và hệ điều hành

APIs hoạt động như một liên kết kết nối giữa các ứng dụng và hệ điều hành

Các loại hệ điều hành cho máy tính phổ biến

Hệ điều hành Windows

Xuất hiện lần đầu vào năm 1980 dưới sự phát triển của Microsoft, hệ điều hành Windows đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau đến ngày hôm nay, với phiên bản mới nhất là Windows 11 (ra mắt vào năm 2022) đã được cài đặt sẵn trên hầu hết các máy tính. Điều này đã đóng góp vào việc Windows trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên toàn cầu hiện tại.

Nó mang lại nhiều ưu điểm như sự phổ biến rộng rãi, khả năng sử dụng dễ dàng, mức ổn định cao và hỗ trợ đầy đủ các tính năng phục vụ cả công việc và giải trí. Tuy nhiên, đi kèm với những ưu điểm đó, hệ điều hành Windows cũng có những hạn chế. Điểm yếu chính là việc không được cung cấp miễn phí, người dùng cần mua bản quyền để sử dụng và trải nghiệm đầy đủ các tính năng của nó.

Hệ điều hành Windows

Hệ điều hành Windows

Hệ điều hành macOS

Trước đây, hệ điều hành macOS còn được biết đến với tên gọi OS X, được phát triển bởi Apple và được tích hợp sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính của hãng này.

Mang trong mình những ưu điểm nổi trội, macOS được chú trọng vào việc thiết kế giao diện đẹp mắt. Điều đáng chú ý là hệ điều hành này được cài đặt sẵn trên các máy tính của Apple và hoàn toàn miễn phí, giúp người dùng tiết kiệm được chi phí mua hệ điều hành.

Tuy nhiên, như bất kỳ hệ điều hành nào khác, macOS cũng đương đầu với một số hạn chế. Một trong những vấn đề đó là do lượng người dùng macOS thấp so với hệ thống Windows, nhiều phần mềm chưa được phát triển và tối ưu cho hệ điều hành này, gây khó khăn cho người dùng trong việc tìm kiếm và sử dụng một số ứng dụng phụ thuộc.

Hệ điều hành macOS

Hệ điều hành macOS

Hệ điều hành Linux

Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở, Linux cho phép người dùng can thiệp và điều chỉnh hệ thống theo ý muốn. Hơn hết, đây là một hệ điều hành miễn phí, không đòi hỏi người dùng phải mua bản quyền để sử dụng. Điểm mạnh của Linux là sự miễn phí, cùng với khả năng người dùng thay đổi và thậm chí phân phối lại nó theo ý muốn.

Tuy nhiên, cũng cần nhận ra rằng Linux vẫn có một số hạn chế. Một trong những vấn đề là do tỷ lệ người dùng thấp hơn so với các hệ điều hành khác, điều này gây ra sự hạn chế trong việc phát triển ứng dụng và hỗ trợ từ cộng đồng cũng như tính bảo mật không cao do sử dụng dụng mã nguồn mở.

Hệ điều hành Linux

Hệ điều hành Linux

Các loại hệ điều hành dành cho thiết bị di động phổ biến

Hệ điều hành Android

Android là một hệ điều hành phát triển ban đầu bởi công ty Android Inc và sau đó được Google mua lại vào năm 2005. Được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị di động, Android là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất trên thế giới với thị phần chiếm 69.74% vào tháng 1 năm 2022.

Android có nhiều ưu điểm nổi trội. Được phát triển dưới hình thức mã nguồn mở, hệ điều hành này cho phép người dùng tùy chỉnh và điều chỉnh theo ý muốn. Một điểm mạnh khác là Android sở hữu một kho ứng dụng lớn, phù hợp với hầu hết các thiết bị di động hiện nay. 

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức về nhược điểm của Android. Mặc dù mức độ bảo mật đã được cải thiện, nhưng vẫn có thể không bằng cấp độ bảo mật của hệ điều hành iOS của Apple.

Android là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất trên thế giới

Android là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất trên thế giới

Hệ điều hành iOS

iOS là hệ điều hành độc quyền, chỉ được sử dụng trên các thiết bị di động của hãng Apple. Ra mắt vào năm 2007, iOS đã mang đến một cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ phần mềm. Được đánh giá cao về tính năng cùng độ ổn định.

Hệ điều hành iOS có nhiều ưu điểm nổi bật. Tính bảo mật của nó đạt mức cao, cùng với khả năng tối ưu phần mềm xuất sắc. Hiệu năng của iOS ổn định mà không đòi hỏi cấu hình quá cao, điều này khác biệt so với một số thiết bị sử dụng hệ điều hành Android.

Tuy nhiên, iOS cũng có một số hạn chế. Đây là hệ điều hành độc quyền dành riêng cho các sản phẩm của Apple, không thể sử dụng trên các thiết bị khác. Kho ứng dụng của iOS cũng có số lượng ít hơn so với Android.

iOS là hệ điều hành độc quyền, chỉ được sử dụng trên các thiết bị di động của hãng Apple

iOS là hệ điều hành độc quyền, chỉ được sử dụng trên các thiết bị di động của hãng Apple

Phần mềm trong hệ điều hành

Phần mềm trong hệ điều hành là tập hợp các chương trình và ứng dụng được tích hợp vào hệ điều hành để cung cấp các chức năng và dịch vụ đa dạng cho người dùng, từ việc quản lý tập tin đến thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày trên máy tính.

Phần mềm trong hệ điều hành là tập hợp các chương trình và ứng dụng được tích hợp vào hệ điều hành

Phần mềm trong hệ điều hành là tập hợp các chương trình và ứng dụng được tích hợp vào hệ điều hành

Cập nhật hệ điều hành như thế nào?

Việc cập nhật hệ điều hành là quá trình tối ưu và nâng cấp các thành phần cốt lõi của hệ thống, nhằm cải thiện hiệu suất và tính năng của thiết bị. Thông thường, việc cập nhật bao gồm việc tải về và cài đặt các bản vá lỗi, bổ sung tính năng mới và cải tiến bảo mật. Bạn có thể thực hiện thông qua:

  • Trong hệ điều hành Windows: Để thực hiện việc cập nhật hệ điều hành, bạn có thể tìm và chạy công cụ Windows Update trong Control Panel hoặc phần Settings. Ngoài ra, Windows cung cấp tính năng tự động cập nhật giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo hệ thống luôn được cập nhật sớm nhất.
  • Đối với hệ điều hành MacOS: Quá trình cập nhật hệ điều hành có thể thực hiện thông qua Mac App Store hoặc phần System Preferences. Các bản cập nhật mới được cung cấp bởi nhà sản xuất nhằm tăng cường bảo mật, khắc phục lỗi và nâng cao hiệu suất hệ thống.
  • Đối với hệ điều hành Android hoặc iOS: Người dùng có thể cập nhật hệ điều hành bằng cách tìm kiếm và thực hiện cập nhật phần mềm trong phần Settings. Tùy thuộc vào nhà sản xuất, các bản cập nhật mới sẽ mang đến tính năng mới, cải tiến hiệu suất và tăng cường bảo mật cho thiết bị di động của bạn.

Đối với thiết bị iOS thì bạn có thể cập nhật phần mềm ở mục Settings

Đối với thiết bị iOS thì bạn có thể cập nhật phần mềm ở mục Settings

Bài viết vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc hệ điều hành là gì. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi, mọi chi tiết tham khảo quý khách có thể liên hệ qua số Hotline 1900 0220 hoặc ghé trực tiếp các showroom Di Động Mới tại TPHCM nhé!

Mời các bạn tham khảo các mẫu Điện thoại đang khuyến mãi tại Di Động Mới



Xem thêm:

Được viết bởi

avatar
Hương Giang

Biên tập viên

Chào các bạn, mình là Giang - một người trẻ với đam mê công nghệ. Đối với mình, viết bài công nghệ không đơn giản chỉ là chia sẻ mà mang lại người đọc cảm nhận đa chiều về một sản phẩm sâu hơn.
Đánh giá Xiaomi Redmi Note 14 Pro+ 5G: Trải nghiệm cao cấp trong thiết bị tầm trung
Redmi Note 14 Pro+ nổi bật với thiết kế sang trọng, hiệu năng mạnh mẽ và hệ thống camera ấn tượng. Với pin 6200 mAh và sạc nhanh 90W, đây là lựa chọn lý tưởng trong phân khúc tầm trung.
Đánh giá Xiaomi Redmi Note 14 Pro 5G: Bước tiến mới hay nâng cấp nhẹ?
Xiaomi Redmi Note 14 Pro nổi bật với thiết kế mới mẻ, màn hình AMOLED cong 120Hz, camera chất lượng cao, và hiệu năng ổn định nhờ chip Dimensity 7300 Ultra cùng pin 5.500mAh. Dù còn hạn chế ở tốc độ sạc và thiếu ống kính tele, đây vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc tầm trung.
Hé lộ thiết kế Galaxy S25 Ultra với 4 màu sắc dẹp mắt
Bản render mới nhất của Galaxy S25 Ultra cho thấy thiết kế mềm mại, tròn trịa hơn với bốn màu Đen Titan, Xanh Titan, Xám Titan, và Bạc Titan. Máy sẽ được trang bị vi xử lý Snapdragon 8 Elite, cải tiến màn hình và hỗ trợ cập nhật phần mềm liền mạch của Android.
So sánh Samsung Galaxy Z Fold Special Edition và Z Fold 6: 5 khác biệt chính
Galaxy Z Fold Special Edition và Galaxy Z Fold 6 có thiết kế tương đồng nhưng khác biệt đáng kể về kích thước màn hình và cấu hình. Special Edition sở hữu màn hình lớn hơn, RAM 16GB và camera chính 200MP, trong khi Fold 6 hỗ trợ S Pen và có nhiều tùy chọn dung lượng lưu trữ.
So sánh Xiaomi 14T và 14T Pro: Đâu là lựa chọn tốt nhất?
Xiaomi 14T Pro nổi bật với hiệu năng mạnh mẽ hơn nhờ chip Dimensity 9300+, sạc nhanh 120W, và hỗ trợ sạc không dây, phù hợp với người dùng cần hiệu suất cao. Trong khi đó, Xiaomi 14T là lựa chọn tiết kiệm với cấu hình vẫn mạnh mẽ và đầy đủ tính năng cơ bản, đáp ứng tốt nhu cầu hàng ngày.