Tình trạng bắt được Wifi nhưng không vào được là một trong những lỗi phổ biến hiện nay của các thiết bị điện thoại. Để khác phục tình trạng này, bạn hãy đọc ngay bài viết phía dưới về cách sửa lỗi Samsung kết nối wifi nhưng không vào được Internet nhé!
1. Dấu hiệu lỗi điện thoại Samsung bắt được WiFi nhưng không vào được mạng
Những dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết tình trạng bắt được mạng nhưng không vào được là:
Điện thoại của bạn sẽ hiển thị biểu tượng WiFi nhưng các ứng dụng không thể kết nối Internet.
Có thể thấy tin nhắn ở Messenger, SMS hay các ứng dụng khác không thể gửi được.
Nếu bạn vào web YouTube, bạn cũng sẽ không thể xem được các video và khi mở trình duyệt Safari để truy cập các trang web cũng không thành công.
2. Tại sao điện thoại Samsung có kết nối WiFi nhưng không vào được mạng?
Có nhiều lý do khiến điện thoại không thể kết nối WiFi để truy cập Internet. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Điện thoại có thể gặp vấn đề về địa chỉ IP bị trùng hoặc không chính xác.
Cài đặt DNS và Gateway trên điện thoại có thể không đúng.
Thiết bị phát WiFi có thể gặp xung đột địa chỉ IP.
Điện thoại thiết lập sai thời gian (ngày giờ).
Các vấn đề như lag hoặc lỗi phần mềm có thể xảy ra trên thiết bị.
3. Cách khắc phục lỗi samsung kết nối wifi nhưng không vào được Internet
3.1 Khởi động lại cho điện thoại
Bạn có thể khắc phục bằng cách thực hiện khởi động lại điện thoại để làm sạch bộ nhớ RAM để khắc phục các lỗi và cải thiện hiệu suất hoạt động của điện thoại.
Khởi động lại điện thoại
3.2 Thoát mạng WiFi ra và kết nối vào lại
Lúc này, bạn có thể thoát mạng WiFi đó và kết nối lại với mật khẩu chính xác.
Bước 1: Vào Cài đặt.
Vào Cài đặt
Bước 2: Vào mục Kết nối.
Vào mục Kết nối
Bước 3: Nhấp chọn WiFi.
Nhấp chọn WiFi
Bước 4: Chọn biểu tượng Cài đặt của mạng WiFi cần kết nối.
Chọn biểu tượng Cài đặt
Bước 5: Nhấn Quên.
Nhấn Quên
Bước 6: Kết nối lại mạng WiFi, chọn mạng cần kết nối.
Chọn mạng cần kết nối
Bước 7: Nhập mật khẩu WiFi và chọn Kết nối.
Nhập mật khẩu WiFi
3.3 Tắt chế độ nguồn điện thấp
Bước 1: Vào Cài đặt.
Vào Cài đặt
Bước 2: Chọn Chăm sóc pin và thiết bị.
Chọn Chăm sóc pin và thiết bị
Bước 3: Chọn Pin.
Chọn Pin
Bước 4: Gạt nút sang trái để bật Tiết kiệm pin.
Gạt nút sang trái để bật Tiết kiệm pin
3.4 Cài lại địa chỉ IP của mạng
Cài đặt lại địa chỉ IP cho chính xác để có thể truy cập Internet bằng WiFi theo các bước sau đây:
Bước 1: Chọn Cài đặt.
Chọn Cài đặt
Bước 2: Ấn vào mục Kết nối.
Ấn vào mục Kết nối
Bước 3: Chọn Wi-Fi.
Chọn Wi-Fi
Bước 4: Chọn mạng cần cài đặt lại địa chỉ IP.
Chọn mạng cần cài đặt lại
Bước 5: Tick chọn biểu thượng Cài đặt của mạng đã chọn.
Tick chọn biểu thượng Cài đặt
Bước 6: Nhấn vào Nâng cao.
Nhấn vào Nâng cao
Bước 7: Chọn mục Cài đặt IP.
Chọn mục Cài đặt IP
Bước 8: Chọn Tĩnh.
Chọn Tĩnh
Bước 9: Thay đổi địa chỉ IP, DNS rồi chọn Lưu.
Đối với địa chỉ IP: Bạn sẽ thay 3 số cuối trong địa chỉ IP bằng các con số bất kỳ từ 1 - 250, tuy nhiên nên tránh 10 số đầu và cuối.
Đối với DNS 1, bạn điền dãy số 8.8.8.8
Đối với DNS 2, bạn điền dãy số 8.8.4.4
Thay đổi địa chỉ IP, DNS rồi chọn Lưu
3.5 Chỉnh lại ngày, giờ trên điện thoại
Đôi khi, do bạn đã chỉnh sửa lại thời gian trên máy sai với thời gian thực nên các ứng dụng truy cập Internet trên điện thoại Android sẽ ngăn bạn truy cập Internet. Cho nên, nếu bạn đang chỉnh sai thì hãy chỉnh lại cho đúng nhé.
Bước 1: Truy cập vào ngay Cài đặt.
Truy cập vào ngay Cài đặt
Bước 2: Vào Quản lý chung.
Vào Quản lý chung
Bước 3: Nhấn vào mục Thời gian.
Nhấn vào mục Thời gian
Bước 4: Bật công tắc ở mục Thời gian tự động.
Bật công tắc ở mục Thời gian tự động
3.6 Khởi động lại cho router
Khi không thể vào Internet, khả năng cao là thiết bị phát sóng Wifi của bạn đang gặp lỗi. Lúc này, bạn có thể khởi động lại router, đảm bảo các đèn hiệu đều sáng và chờ trong giây lát rồi kết nối lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một chiếc điện thoại khác thử kết nối vào mạng. Nếu vẫn không thể vào được thì nên liên hệ với nhà mạng để khắc phục sự cố.
4. Giải đáp các vấn đề liên quan
4.1 Vào các ứng dụng được nhưng khi chơi game lại giật lag?
Nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy thử xem lại cấu hình của điện thoại đã đảm bảo phù hợp cho việc chơi các game nặng hay chưa, vì đôi khi dung lượng và cấu hình không đủ vẫn có thể làm giảm hiệu suất chơi game của bạn, gây ra hiện tượng lag.
4.2 WiFi vẫn hiển thị nhưng kết nối rất yếu, chập chờn là sao?
Lỗi này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như đường dẫn truyền mạng có vấn đề hay thiết bị của bạn đang gặp lỗi trong quá trình kết nối. Ngoài ra, có thể trong quá trình sử dụng, một số app đã gặp trực trặc gây nên sự kết nối kém với Internet.
4.3 Đã thử các cách trên nhưng vẫn không vào được mạng?
Bạn hãy thử restore, khôi phục cài đặt gốc điện thoại để xem có khắc phục được hay không. Nếu đã thực hiện các cách trên vẫn không được thì có thể nguyên nhân là do phần cứng. Bạn hãy đem điện thoại đến trung tâm để được hỗ trợ bảo hành, sửa chữa để khắc phục lại vấn để kết nối mạng.
Mời các bạn tham khảo một số mẫu điện thoại Samsung Galaxy tại Di Động Mới
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn khắc phục được lỗi kết nối wifi trên điện thoại Samsung. Nếu đã thử mọi cách mà vẫn không khắc phục được, bạn nên mang máy đến trung tâm bảo hành uy tín để được kiểm tra và sửa chữa.
Chào các bạn, mình là An. Mục tiêu của mình là biến những khái niệm phức tạp thành thông tin dễ hiểu. Và mình cũng thích đánh giá các sản phẩm dựa trên trải nghiệm thực tế để mang đến cho bạn cái nhìn toàn diện hơn.
Redmi Note 14 Pro+ nổi bật với thiết kế sang trọng, hiệu năng mạnh mẽ và hệ thống camera ấn tượng. Với pin 6200 mAh và sạc nhanh 90W, đây là lựa chọn lý tưởng trong phân khúc tầm trung.
Xiaomi Redmi Note 14 Pro nổi bật với thiết kế mới mẻ, màn hình AMOLED cong 120Hz, camera chất lượng cao, và hiệu năng ổn định nhờ chip Dimensity 7300 Ultra cùng pin 5.500mAh. Dù còn hạn chế ở tốc độ sạc và thiếu ống kính tele, đây vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc tầm trung.
Bản render mới nhất của Galaxy S25 Ultra cho thấy thiết kế mềm mại, tròn trịa hơn với bốn màu Đen Titan, Xanh Titan, Xám Titan, và Bạc Titan. Máy sẽ được trang bị vi xử lý Snapdragon 8 Elite, cải tiến màn hình và hỗ trợ cập nhật phần mềm liền mạch của Android.
Galaxy Z Fold Special Edition và Galaxy Z Fold 6 có thiết kế tương đồng nhưng khác biệt đáng kể về kích thước màn hình và cấu hình. Special Edition sở hữu màn hình lớn hơn, RAM 16GB và camera chính 200MP, trong khi Fold 6 hỗ trợ S Pen và có nhiều tùy chọn dung lượng lưu trữ.
Xiaomi 14T Pro nổi bật với hiệu năng mạnh mẽ hơn nhờ chip Dimensity 9300+, sạc nhanh 120W, và hỗ trợ sạc không dây, phù hợp với người dùng cần hiệu suất cao. Trong khi đó, Xiaomi 14T là lựa chọn tiết kiệm với cấu hình vẫn mạnh mẽ và đầy đủ tính năng cơ bản, đáp ứng tốt nhu cầu hàng ngày.